Trục vớt xác tàu gỗ cổ đại từ thời nhà Thanh bị chôn vùi dưới đáy biển, công nghệ đào hầm vào cuộc, tìm thấy hàng trăm cổ vật quý hiếm

24-04-2024 14:00|Thanh Thanh

Được biết, đây là xác tàu gỗ cổ đại lớn nhất và được bảo quản tốt nhất của đất nước này.

Một xác tàu đắm từ thời nhà Thanh ở Trung Quốc được trục vớt tại thành phố Thượng Hải vào năm 2022 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực khảo cổ học dưới nước của quốc gia này.

Cụ thể, con tàu bị đắm được trục vớt lần này là tàu số 2 Dương Tử bằng gỗ từ thời trị vì của Hoàng đế Đồng Trị đời nhà Thanh (1644-1911). Được biết, con tàu được phát hiện vào năm 2015 trong một cuộc khảo sát quan trọng dưới nước. Trong 7 năm sau đó, một loạt các dự án nghiên cứu thực địa khảo cổ đã được tiến hành.

Xác tàu gỗ được trục vớt vào năm 2022 của Trung Quốc

Xác tàu gỗ được trục vớt vào năm 2022 của Trung Quốc

Theo Tân Hoa Xã, toàn bộ xác tàu đắm đã được trục vớt gần 3 tiếng đồng hồ, trong đó các lực lượng tham gia dùng một thùng chứa lớn và khoang kín nước được chế tạo đặc biệt để di dời xác tàu. Các lực lượng cũng sử dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến như thiết bị chụp ảnh dưới nước đối với nước bùn và công nghệ đào hầm có lá chắn. Kết quả cho thấy, con tàu đắm có chiều dài khoảng 38,5m và rộng 7,8m, có 31 khoang. Con tàu "ngủ yên" dưới biển với thân tàu bị chôn vùi 5,5m dưới đáy biển. Đặc biệt, nó chứa đầy các di tích văn hóa tinh xảo như đồ sứ được sản xuất tại thị trấn Cảnh Đức Trấn, nơi được mệnh danh là "thủ đô sứ" nổi tiếng thế giới ở tỉnh Giang Tây, phía Đông Trung Quốc.

Đồ sứ được tìm thấy trên tàu ( Ảnh: Radii China)

Đồ sứ được tìm thấy trên tàu ( Ảnh: Radii China)

Kể từ khi con tàu đắm được phát hiện, đã có 4 khoang tàu được khai quật, phát hiện hơn 600 di tích văn hóa. Các cổ vật như đồ gốm bằng đất sét màu tím và vật liệu xây dựng cũng được phát hiện trong và quanh con tàu đắm. Các cổ vật được tìm thấy cho thấy sự giao lưu văn hóa thường xuyên giữa Trung Quốc với phương Tây.

Sơ đồ mô tả quá trình khai quật khảo cổ dưới nước trước khi trục vớt tàu ( Ảnh: Radii China)

Sơ đồ mô tả quá trình khai quật khảo cổ dưới nước trước khi trục vớt tàu ( Ảnh: Radii China)

Đây được xem là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực khảo cổ học dưới nước của Trung Quốc. Các nhà khảo cổ tin rằng, việc khai quật xác tàu này cũng có thể đóng góp cho các nghiên cứu về lịch sử kinh tế và gốm sứ trong triều đại nhà Thanh. Đồng thời, tình trạng của con tàu và các di tích văn hóa phong phú trên tàu có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử đóng tàu, ngành vận tải biển và sản xuất gốm sứ ở Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.

>> Con tàu 400 năm tuổi mang theo 'kho báu' 126.000 tỷ nằm im dưới đáy biển: Thợ lặn quyết tâm dành 365 ngày tìm kiếm, công nghệ cao được đưa vào cuộc

Hình hài tượng đài con tàu trị giá 80 tỷ đồng, cao tương đương căn nhà 3 tầng sắp được hoàn thành bên bờ biển Sầm Sơn

Con tàu khổng lồ mang kho báu 80.000 tỷ chìm xuống đáy biển: Chứa gần 80 tấn vàng và 200 chiếc rương đầy kim cương, hơn 500 năm chưa thể tìm thấy

Từng nói MWG là một thủy thủ đoàn cùng ra khơi đánh cá và cùng chia sẻ thành quả, con tàu của Nguyễn Đức Tài đã cho 10.000 người xuống tàu

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/truc-vot-xac-tau-go-co-dai-tu-thoi-nha-thanh-bi-chon-vui-duoi-day-bien-cong-nghe-dao-ham-vao-cuoc-tim-thay-hang-tram-co-vat-quy-hiem-d121225.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Trục vớt xác tàu gỗ cổ đại từ thời nhà Thanh bị chôn vùi dưới đáy biển, công nghệ đào hầm vào cuộc, tìm thấy hàng trăm cổ vật quý hiếm
POWERED BY ONECMS & INTECH