Trung Quốc chi 42 tỷ USD kích cầu tiêu dùng, Việt Nam có một 'nhà bán lẻ vĩ đại' đang đi xa hơn
Trung Quốc bơm 42 tỷ USD trợ giá điện máy để kích cầu tiêu dùng, nhưng chỉ tạo hiệu ứng ngắn hạn. Tại Việt Nam, một ông lớn ngành bán lẻ chọn chiến lược khác biệt với tham vọng trở thành “nhà bán lẻ vĩ đại” mà không cần trợ cấp.
![]() |
Trung Quốc tung gói kích cầu tiêu dùng hàng chục tỷ USD nhắm vào các sản phẩm điện máy |
Để vực dậy sức mua trong bối cảnh niềm tin người tiêu dùng sụt giảm, Chính phủ Trung Quốc đang triển khai gói kích cầu tiêu dùng có tổng giá trị hơn 42 tỷ USD – lớn nhất trong lịch sử. Trọng tâm của chiến dịch là trợ cấp trực tiếp cho người dân đổi các thiết bị cũ lấy sản phẩm mới, từ tủ lạnh, điều hòa, ô tô điện cho đến điện thoại thông minh.
Chính sách này đã giúp doanh số bán lẻ tháng 5/2025 của Trung Quốc tăng 6,4% – mức cao nhất trong nhiều tháng. Tại một số địa phương như Ôn Châu và Trùng Khánh, người dân xếp hàng dài để tận dụng voucher, buộc chính quyền phải kéo dài chương trình. Đây cũng là lần đầu tiên smartphone được đưa vào diện trợ giá, hướng đến kích thích chi tiêu ở nhóm người trẻ.
Tuy nhiên, theo Goldman Sachs và Nomura, hiệu ứng của chính sách này nhiều khả năng chỉ mang tính ngắn hạn. Các chuyên gia cho rằng bản chất của chính sách đổi mới thiết bị là mượn tiêu dùng của tương lai để giải cứu hiện tại. Khi người dân đã thay thiết bị trong năm nay, nhu cầu mua mới trong vài năm tới sẽ giảm mạnh. Đồng thời, tâm lý tiết kiệm vẫn đang chi phối hành vi tiêu dùng khi nhiều người lo lắng về thu nhập và giá trị tài sản, đặc biệt sau khủng hoảng bất động sản kéo dài.
Một "nhà bán lẻ vĩ đại" đang định hình ở Việt Nam
Trong khi Trung Quốc tìm cách bơm tiền để kích cầu, tại Việt Nam, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (Mã MWG) – đơn vị sở hữu các chuỗi Thế giới Di động, Điện Máy Xanh – lại đang chọn cách đi xa hơn: Xây dựng mô hình bán lẻ hướng đến phục vụ trọn vòng đời sản phẩm, với tham vọng trở thành “nhà bán lẻ vĩ đại”.
“Nếu sản phẩm còn nằm trong nhà khách hàng thì trách nhiệm vẫn thuộc về chúng tôi. Đó mới là nhà bán lẻ đỉnh cao. Còn giao hàng xong, lấy tiền rồi coi như xong – thì ai cũng làm được”, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài từng phát biểu tại ĐHCĐ thường niên hồi tháng 4/2025.
Để hiện thực hóa chiến lược này, MWG đã dành nhiều năm đầu tư cho công ty thành viên Tận Tâm – chuyên cung cấp dịch vụ hậu mãi. Mỗi năm, đơn vị này thực hiện khoảng 1 triệu lượt lắp đặt máy lạnh và 2 triệu lượt vệ sinh. Không chỉ dừng lại ở bảo hành, MWG còn lên kế hoạch triển khai chương trình đổi thiết bị cũ lấy mới – tương tự Trung Quốc, nhưng không cần đến trợ giá từ Nhà nước.
![]() |
Nguồn: BCTN 2024 của MWG |
Năm nay, ĐHCĐ MWG đặt mục tiêu 150.000 tỷ đồng doanh thu và 4.850 tỷ đồng lãi ròng – tăng lần lượt 12% và 40% so với năm trước. Hai chuỗi trụ cột Điện Máy Xanh và Thegioididong.com được kỳ vọng đóng góp hơn 60% tổng doanh thu và mang lại phần lớn lợi nhuận.
Với khách hàng, MWG triển khai loạt mô hình “mới trong cũ” như bán hàng kèm dịch vụ bảo trì định kỳ, hỗ trợ tài chính linh hoạt (trả góp, trả sau) và thiết kế trải nghiệm mua sắm trọn gói. Với nhà cung cấp, doanh nghiệp đặt tinh thần "familyship" để chia sẻ lợi ích và rủi ro. Với nhân viên, công ty thúc đẩy tinh thần làm chủ thông qua chính sách khen thưởng hiệu quả.
Trong bối cảnh các quốc gia đang phải dùng đến trợ cấp để giữ sức tiêu dùng, MWG chọn con đường tạo giá trị thực – một chiến lược vừa thách thức, vừa bền vững. Khi niềm tin thị trường là yếu tố khó đoán định, việc xây dựng một nền tảng kinh doanh dựa trên cam kết dài hạn với người tiêu dùng đang giúp MWG tiến gần hơn đến định nghĩa “nhà bán lẻ vĩ đại” theo đúng nghĩa.
Cơ hội vàng cho bán lẻ ở ‘siêu đô thị’ TPHCM 14 triệu dân
Chính sách mới có hiệu lực, hơn 3.000 cửa hàng của Thế Giới Di Động (MWG) giảm giá toàn bộ sản phẩm