Trung Quốc sử dụng siêu cỗ máy thông minh xây hầm cao tốc dài nhất thế giới: Dài hơn 22km, nằm trong tuyến vận tải kết nối 8 quốc gia

01-12-2023 21:00|Phương Nhi

Hầm Tianshan Shengli dự kiến sẽ là tuyến vận tải then chốt kết nối giữa miền Nam và miền Bắc của khu tự trị Tân Cương.

Trung Quốc xây dựng siêu dự án hầm cao tốc dài nhất thế giới: Dài hơn 22km, là tuyến vận tải then chốt kết nối 8 quốc gia

Dự án xây dựng hầm cao tốc Tianshan Shengli nằm trong tuyến cao tốc Urumqi-Yuli. Dự kiến sau khi hoàn thiện thi công, đường hầm sẽ có chiều dài hơn 22km, đánh dấu hầm đường bộ có chiều dài lớn nhất thế giới đang được xây dựng.

Hầm Tianshan Shengli sẽ là tuyến vận tải then chốt kết nối giữa miền Nam và miền Bắc của khu tự trị Tân Cương.

Khi chính thức đi vào vận hành cuối tháng 10/2025, đường hầm sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển qua dãy núi Thiên Sơn xuống còn khoảng 20 phút và thời gian di chuyển giữa hai thành phố đông dân nhất tại Tân Cương là thủ phủ Urumqi và Korla từ hơn 7 giờ xuống còn khoảng 3 giờ.

Được biết, đường hầm áp dụng phương pháp xây dựng ba lỗ và bốn trục dọc, tận dụng lợi thế đào nhanh của cỗ máy đào sử dụng công nghệ TBM. Công nghệ này được sử dụng để phụ trợ cho các đường hầm chính, và hiện thực khoan đường hầm siêu dài trong thời gian siêu ngắn, dự kiến sẽ tiết kiệm thời gian xây dựng khoảng 5 năm. Đây là lần đầu tiên công nghệ TBM được áp dụng trong xây dựng hầm đường cao tốc tại Trung Quốc.

Máy TBM là máy đào đường mới đầu tiên trên thế giới sử dụng phương pháp phun áp lực kết hợp với các ứng dụng thông minh kết nối mạng 5G, toàn bộ máy dài khoảng 282 mét, nặng khoảng 2000 tấn, kích thước tiết diện đào là 8430mm. Máy TBM có thể làm việc trong môi trường địa chất phức tạp nhất. Công nghệ này được đánh giá an toàn, thân thiện với môi trường, nhanh chóng và hiệu quả dưới nhiều tầng lớp địa chất phức tạp khác nhau.

Trung Quốc xây dựng siêu dự án hầm cao tốc dài nhất thế giới: Dài hơn 22km, là tuyến vận tải then chốt kết nối 8 quốc gia

Nằm trong kế hoạch thắt chặt quan hệ ngoại giao và kinh tế với Trung Á, việc hoàn thành siêu dự án hầm Tianshan Shengli sẽ giúp hỗ trợ, cải thiện mạnh mẽ hoạt động thương mại và phát triển kinh tế tại khu vực kém phát triển tại Tân Cương, ông Xu Tianchen - nhà kinh tế học thuộc tổ chức Economist Intelligence Unit cho hay.

Bên cạnh đó, Tân Cương sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng với tư cách một thị trường, điểm trung chuyển vận tải quốc gia quan trọng. Ông Xu nhấn mạnh về việc triển khai phát triển cơ sở hạ tầng đang được đẩy mạnh tại Tân Cương, nhằm tăng cường khả năng kết nối. Chẳng hạn như việc xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc - Kyrgyzstan - Uzbekistan vào năm ngoái, đây sẽ là tuyến đường ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Âu và Trung Đông, hành trình sẽ được rút ngắn 900 km và tiết kiệm được từ 7-8 ngày về mặt thời gian.

Dữ liệu từ cơ quan hải quan Tân Cương, hoạt động trao đổi thương mại quốc tế của khu vực trong 10 tháng đầu năm đạt mức kỷ lục 287 tỷ nhân dân tệ (40,5 tỷ USD), tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc đang tìm cách khai thác lợi thế đặc biệt về địa lý của Tân Cương - khu vực biên giới Trung Quốc giáp với 8 quốc gia bao gồm: Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Pakistan - những quốc gia đều đóng vai trò quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh.

Chủ tịch tổ chức Guangdong Society of Reform, ông Peg Peng nhận định: "Hiện nay đã có nhiều mạng lưới vận tải kết nối Tân Cương với Trung Á, bao gồm các tuyến đường sắt, cao tốc và hàng không. Tuy nhiên, hoạt động trao đổi văn hóa bao gồm du lịch theo đoàn, du lịch tự hướng dẫn vẫn còn khá ít ỏi. Và tuyến cao tốc Urumqi-Yuli mới có thể giúp đa dạng hóa các hình thức trao đổi thương mại, hỗ trợ trao đổi văn hóa và du lịch.

Chính quyền Tân Cương mới đây đã công bố kế hoạch xây dựng trung tâm thương mại tự do mới, một lần nữa khẳng định tham vọng của Trung Quốc trong việc gia tăng sức ảnh hưởng về kinh tế của khu vực Tân Cương. Theo đó, kế hoạch thử nghiệm sẽ được triển khai tại ba khu vực ở Tân Cương bao gồm Kashgar, Khorgos, Urumqi và quá trình chuyển đổi Tân Cương thành vùng thương mại tự do có thể kéo dài khoảng 5 năm.

Trung Quốc khiến cả thế giới ngỡ ngàng với cầu "trên mây": Cao bằng tòa nhà 200 tầng, được xây dựng bằng…tên lửa

Không tiếp tục chọn Trung Quốc, siêu cường chọn công nghệ cao Nhật Bản để vận hành dự án đường sắt huyết mạch 610.000 tỷ đồng, dự kiến phục vụ 700.000 khách/ngày

15 thành phố có nhiều tỷ phú siêu giàu nhất trên thế giới, Trung Quốc có đến 4 đại diện

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-quoc-su-dung-sieu-co-may-thong-minh-xay-ham-cao-toc-dai-nhat-the-gioi-dai-hon-22km-nam-trong-tuyen-van-tai-ket-noi-8-quoc-gia-213615.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trung Quốc sử dụng siêu cỗ máy thông minh xây hầm cao tốc dài nhất thế giới: Dài hơn 22km, nằm trong tuyến vận tải kết nối 8 quốc gia
    POWERED BY ONECMS & INTECH