Quốc tế

Cận cảnh tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á: Do Trung Quốc xây dựng, vận tốc tối đa 350km/giờ

Phương Nhi 20/10/2023 - 11:02

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ca ngợi BRI trong việc góp phần xây dựng ngành đường sắt và sản xuất của Indonesia.

Cận cảnh tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á: Do Trung Quốc xây dựng, vận tốc tối đa 350km/giờ

Tuyến đường sắt trong mơ nối liền thủ đô Jakarta và thành phố Bandung, đã trở thành minh chứng nổi bật của thành quả mà Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hứa hẹn đem lại.

Được biết đến là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á, với chiều dài khoảng 142,3 km, tàu có thể chở tới 600 hành khách với tốc độ tối đa 350 km (220 dặm) một giờ, cắt giảm thời gian di chuyển hai địa điểm trên từ ba giờ xuống dưới một giờ. Tuyến đường sắt này có tên WHOOSH, từ viết tắt của “Tiết kiệm thời gian, vận hành tối ưu, hệ thống đáng tin cậy” trong tiếng Indonesia.

Chuyến tàu trên được coi như một cú hích cực lớn kết nối giữa hai khu vực đô thị sầm uất bậc nhất của Indonesia bao gồm Thủ đô Jakarta, nơi có khoảng 32 triệu người và Bandung với hơn 8 triệu người.

Cận cảnh tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á: Do Trung Quốc xây dựng, vận tốc tối đa 350km/giờ
Tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung dài 142,3km. Ảnh: Indonesia Investments

Nằm trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, tuyến đường được tài trợ bởi một Tập đoàn gồm các công ty nhà nước của Indonesia và Trung Quốc có tên PT KCIC. Với tổng chi phí lên tới 7,3 tỷ USD, đây cũng là dự án xây dựng đầu tiên ở nước ngoài sử dụng toàn bộ hệ thống đường sắt, công nghệ và các thành phần công nghiệp của Trung Quốc.

Theo đó, kết nối cơ sở hạ tầng là một trong những ưu tiên hàng đầu của BRI và đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc và Indonesia xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Cách đây vài năm, hai nước đã cùng nhau xây dựng cầu Suramadu, cây cầu vượt biển dài nhất không chỉ ở Indonesia mà còn là toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Nếu như trước đó, khi chưa được xây dựng cầu, người dân phải chờ đợi rất lâu mới có một chuyến phà qua lại giữa các đảo thì sau khi khánh thành, cây cầu đã rút ngắn thời gian vận chuyển từ vài giờ xuống chỉ còn 10 phút.

Trong một thập kỷ kể từ khi thành lập, BRI đã giúp cải thiện sinh kế của người dân ở Indonesia. Tiêu biểu như trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt Jakarta-Bandung, một số lượng lớn người Indonesia đã được tuyển dụng. Theo China Railway, dự án đã tạo ra 51.000 cơ hội việc làm tại địa phương và đào tạo 45.000 nhân viên Indonesia.

Hơn nữa, giống như hầu hết các dự án liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, Whoosh đang gặt hái những thành quả vượt xa mong đợi với thời gian di chuyển rút ngắn. Khi tiềm năng thị trường được mở rộng ra ngoài khu vực do kết nối cơ sở hạ tầng tốt hơn, giờ đây nhiều ngày càng nhiều quốc gia có thể thưởng thức đặc sản Indonesia được gửi qua Cảng Surabaya, một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu cà phê chính của đất nước.

Song song với đó, đi cùng với sự hỗ trợ công nghệ và đầu tư trong nước, trữ lượng khoáng sản phong phú của Indonesia bao gồm niken, đang được sử dụng trong pin xe điện, đã được khai thác hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh toàn cầu.

Theo dữ liệu của GAIKINDO vào năm 2022, cho thấy xe năng lượng mới Wuling Trung Quốc "Made in Indonesia" dẫn đầu thị trường Indonesia, chiếm khoảng 78% thị phần xe điện.

Cận cảnh tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á: Do Trung Quốc xây dựng, vận tốc tối đa 350km/giờ
Xe năng lượng mới Wuling Trung Quốc. Nguồn: CGTN

Có lẽ vì vậy mà Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường (BRF) khai mạc năm 2017, đã không ngừng ca ngợi BRI không chỉ là lời nói suông mà đã thật sự góp phần xây dựng ngành đường sắt và sản xuất của Indonesia.

Cận cảnh tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á: Do Trung Quốc xây dựng, vận tốc tối đa 350km/giờ
Tổng thống Indonesia Joko Widodo lái tàu cao tốc trong chuyến thử nghiệm ở Jakarta. Nguồn: CNN

Với hoạt động thương mại của tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, một hành lang kinh tế mới dọc theo tuyến đường đang được hình thành. Dọc theo đó, đường sắt cao tốc Trung Quốc - Lào và tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc -Thái Lan đã được lên kế hoạch, sẽ đưa các quốc gia Đông Nam Á vào một mạng lưới kết nối đường sắt sâu rộng hơn và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân địa phương.

Khai trương đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á: Tốc độ tối đa 350km/giờ, do Trung Quốc xây dựng

Jollibee tham vọng đứng số 1 toàn cầu, thị trường Việt Nam được coi là hình mẫu

'Ngộp thở' với xe điện và hàng Trung Quốc giá rẻ, nước sản xuất ô tô lớn nhất Đông Nam Á mắc kẹt ở 'ngã ba đường'

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/can-canh-tuyen-duong-sat-cao-toc-dau-tien-tai-dong-nam-a-do-trung-quoc-xay-dung-van-toc-toi-da-350kmgio-206627.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cận cảnh tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á: Do Trung Quốc xây dựng, vận tốc tối đa 350km/giờ
    POWERED BY ONECMS & INTECH