Dự án siêu công trình nghìn tỷ USD này đã chứng minh khả năng, tiềm lực và tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc.
Siêu dự án đắt gấp đôi đập Tam Hiệp
Dự án Dẫn nước Nam-Bắc (SNWDP) là dự án kỹ thuật đầy tham vọng của Trung Quốc và cũng tiêu tốn chi phí khổng lồ lên tới hàng chục tỷ USD - thậm chí được cho là đắt đỏ gấp đôi so với việc xây dựng đập Tam Hiệp.
Được biết, nó được tiến hành xây dựng nhằm chuyển lượng nước dư thừa của sông Trường Giang sang lưu vực sông Hoàng Hà khô cằn ở phía Bắc. Đáng chú ý, nó được đánh giá là dự án dẫn nước khủng nhất và khó khăn nhất từng được thực hiện trên thế giới.
Dự án Dẫn nước Nam-Bắc (SNWDP) là dự án kỹ thuật đầy tham vọng của Trung Quốc và cũng tiêu tốn chi phí khổng lồ lên tới hàng chục tỷ USD |
Người Trung đã bắt đầu tiến hành dự án từ những năm 1950 và dự kiến sẽ hoàn thành tổng thể vào năm 2050. Nếu được đưa vào vận hành hoàn chỉnh, nó có thể chuyển hàng chục tỷ mét khối nước hàng năm đến các trung tâm dân cư ở phía Bắc.
Bên cạnh việc cung cấp nước cho người dân và phát triển vận tải biển, dự án dẫn nước SNWDP còn được sử dụng để tưới tiêu nông nghiệp và giúp cải thiện môi trường sinh thái.
Chưa hết, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc Li Guoying, kế hoạch này có khả năng sẽ "thông tắc các huyết mạch chính" của hệ thống sông vào năm 2035, thúc đẩy khả năng phân phối cấp nước đồng đều của Nhà nước.
3 tuyến chuyển nước chính thuộc dự án Dẫn nước Nam-Bắc của Trung Quốc
Dự án Dẫn nước Nam-Bắc sẽ bao gồm 3 tuyến chuyển nước chính là: Tuyến trung tâm, tuyến phía Đông và tuyến phía Tây.
Giai đoạn đầu tiên của tuyến phía Đông sẽ phục vụ các tỉnh Giang Tô và Sơn Đông, bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2013.
Dự án Dẫn nước Nam-Bắc sẽ bao gồm 3 tuyến chuyển nước chính là: Tuyến trung tâm, tuyến phía Đông và tuyến phía Tây |
Tân Hoa Xã trích thông báo từ Công ty TNHH Dẫn nước Nam-Bắc Trung Quốc hồi tháng 5/2023 cho thấy, các tuyến phía Đông và trung tâm của Dự án Chuyển nước Nam-Bắc này đã mang lại lợi ích cho hơn 150 triệu người. Dự án đã chuyển 62 tỷ mét khối nước tới miền Bắc thường xuyên bị hạn hán thông qua các tuyến phía Đông và trung tâm.
Tuyến phía Tây vẫn đang trong giai đoạn quy hoạch và chưa được xây dựng. Theo Ủy ban Bảo tồn sông Hoàng Hà, cuộc khảo sát đầu tiên về tuyến này đã được triển khai vào năm 1952.
Việc xây dựng tuyến trung tâm bắt đầu vào tháng 12/2003. Tuyến này có tổng chiều dài khoảng 1.432 km. Tuyến trung tâm chuyển nước từ hồ chứa Đan Giang Khẩu trên sông Hàn qua các kênh mới gần rìa phía Tây của đồng bằng Hải Hà để chảy qua các tỉnh Hà Nam và Hà Bắc đến Bắc Kinh. Tuyến trung tâm giúp cung cấp nước cho 24 thành phố lớn và hơn 200 quận, huyện - mang lại lợi ích trực tiếp cho 85 triệu cư dân dọc theo tuyến, theo thông tin trên tờ CGTN.
Sau khi hoàn thành vào năm 2050, dự án dự kiến sẽ đưa 4 tỷ mét khối nước từ ba nhánh của sông Dương Tử đi gần 500km qua Dãy núi Bayankala rồi đến phía Tây Bắc Trung Quốc |
Việc xây dựng tuyến đường phía Tây có liên quan đến việc xây dựng trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng và ở độ cao từ 3.000m đến 5.000m so với mực nước biển. Nó được bắt đầu hồi năm 2010. Để hoàn thành tuyến phía Tây, các kỹ sư Trung Quốc đã phải vượt qua những thách thức lớn về kỹ thuật và khí hậu.
Sau khi hoàn thành vào năm 2050, dự án dự kiến sẽ đưa 4 tỷ mét khối nước từ ba nhánh của sông Dương Tử đi gần 500km qua Dãy núi Bayankala rồi đến phía Tây Bắc Trung Quốc.