TS. Cấn Văn Lực: Cần có chiến lược nâng cao sức chịu đựng - tính tự chủ của nền kinh tế

21-09-2022 13:38|Mai Miên

Việc nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh phát triển mới.

Trình bày tham luận tại Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế xã hội 2022 mới đây, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính- tiền tệ Quốc gia cho biết, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động do tác động bất lợi từ cú sốc bên ngoài cũng như những yếu kém nội tại.

Việc nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh phát triển mới bởi đây là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.

Từ đó tạo ra những tiền đề để xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ, giảm phụ thuộc, chi phối bởi các nguồn lực bên ngoài, đồng thời mở rộng không gian phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng, hiệu quả nội tại của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, tham luận của TS.Cấn Văn Lực cũng tập trung đánh giá về sự cần thiết phải nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế; khung phân tích về năng lực chống chịu của nền kinh tế; đánh giá năng lực chống chịu và tính tự cường của nền kinh tế Việt Nam và một số kiến nghị.

Qua các đánh giá về từng cấu phần và nhóm chỉ số tổng thể đưa ra, TS.Cấn Văn Lực cho biết, năng lực chống chịu và tính tự cường của nền kinh tế Việt Nam ở mức TRUNG BÌNH – KHÁ.

can-van-luc.jpg

Trong đó, các chỉ tiêu thể chế và quản trị vĩ mô; chỉ tiêu kinh tế - tài chính đạt điểm số ở mức khá và khá cao, song các chỉ tiêu về môi trường - xã hội hầu hết ở mức thấp và trung bình thấp.

Mức độ ảnh hưởng của các cú sốc đến nền kinh tế Việt Nam không quá lớn và Việt Nam có nhiều lợi thế để tăng trưởng, phát triển bền vững.

Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp của bối cảnh hiện nay và sắp tới; cần lưu ý là, rủi ro luôn đan xen, lan truyền; các chỉ tiêu kinh tế - tài chính có sức chịu đựng trung bình luôn tiềm ẩn nguy cơ chuyển sang trạng thái rủi ro cao hơn (khả năng chống chịu giảm xuống) nếu thiếu các biện pháp kịp thời, hiệu quả.

Để nâng cao khả năng chống chịu, tăng tính tự cường của nền kinh tế Việt Nam, phát huy thuận lợi, cơ hội và hạn chế tối đa rủi ro, thách thức trong quá trình phục hồi, phát triển bền vững, TS.Cấn Văn Lực cho rằng, cần xây dựng và vận hành hệ thống chỉ tiêu đánh giá, đo lường khả năng chống chịu và tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Đặc biệt, tăng cường phối hợp chính sách nhằm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi và phát triển bền vững.

Đồng thời hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Cần có chiến lược, giải pháp cụ thể nâng cao sức chịu đựng, tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp Việt Nam và có kế hoạch cụ thể huy động nguồn lực nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra về sức chống chịu, tính tự chủ và tự cường của nền kinh tế…

TS Cấn Văn Lực: Nên khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp siêu nhỏ

TS. Cấn Văn Lực: Bây giờ không được bàn lùi, mà phải nghĩ xem sẽ làm gì để góp phần vào kỷ nguyên mới

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ts-can-van-luc-can-co-chien-luoc-nang-cao-suc-chiu-dung-tinh-tu-chu-cua-nen-kinh-te-149846.html
Bài liên quan
  • TS. Cấn Văn Lực nêu lý do chứng khoán Việt ít 'hàng mới' suốt nhiều năm
    Bên lề Hội thảo "Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới" sáng ngày 19/3 do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định thị trường chứng khoán đang thiếu "hàng mới".
  • Nắm bắt cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới
    Hội thảo "Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức đã cung cấp nhiều góc nhìn quan trọng về triển vọng kinh tế và thị trường tài chính. Các chuyên gia đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ, cùng với đó là cơ hội đầu tư vào nhóm ngành tài chính, công nghệ, xây dựng và logistics trong giai đoạn tới.
  • 'Việt Nam đang có hai đột phá lớn làm thay đổi nền kinh tế'
    Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù Việt Nam chưa bao giờ tăng trưởng 10%, năm 1992 đạt 9,5% là cao nhất trong gần 40 năm đổi mới nhưng "nếu quyết tâm thì sẽ đạt được".
  • Từ chuyện Mỹ thiếu trứng gà đến khoản chi 5 tỷ USD để tinh giản công/viên chức tại Việt Nam
    Tiến sĩ Cấn Văn Lực đánh giá đây là mức chi trả 'hậu hĩnh' nhưng mang lại lợi ích lâu dài. Đây cũng là một trong bốn vấn đề quan trọng được Kinh tế trưởng BIDV chia sẻ tại tọa đàm ngày 10/3.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TS. Cấn Văn Lực: Cần có chiến lược nâng cao sức chịu đựng - tính tự chủ của nền kinh tế
    POWERED BY ONECMS & INTECH