Xã hội

Từ 7/2025, 4 trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Linh Chi 27/08/2024 21:19

Người lao động nên tham khảo các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 01/7/2025 để hiểu rõ và tránh ảnh hưởng quyền lợi của bản thân.

Từ 1/7/2025, 4 trường hợp người lao động không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội bắt buộc là:

- Tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

- Sử dụng chất ma túy hoặc tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định, trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

Trong thời gian nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động, hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác, hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Từ 7/2025, 4 trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ảnh: Internet

Từ 7/2025, 4 trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ảnh: Internet

Từ 1/7/2025, thời gian hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể:

- Thời gian hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm; được hưởng 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; được hưởng 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm; được hưởng 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; được hưởng 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Khi đã hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với các đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 căn cứ vào thời gian điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời gian mà người lao động phải nghỉ việc theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

>>Đề xuất cho phép người lao động đóng khoản bị nợ bảo hiểm thất nghiệp để hưởng chế độ

Chính thức từ 7/2025, không xét danh hiệu thi đua, khen thưởng nếu chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Các quy định mới đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tu-7-2025-4-truong-hop-khong-duoc-huong-che-do-om-dau-cua-bao-hiem-xa-hoi-bat-buoc-d131557.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Từ 7/2025, 4 trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội bắt buộc
POWERED BY ONECMS & INTECH