Quốc tế

Từ kỳ tích chỉ có 6 nước làm được đến dự định nhà máy fab đầu tiên, Việt Nam chiến thắng giòn giã ở thị trường 1.000 tỷ USD

Hoàng Yến 31/10/2023 16:32

Hãng tin Reuters vừa đưa tin, Việt Nam đang thảo luận với nhiều công ty chip Mỹ để thúc đẩy dòng vốn đầu tư và có thể xây dựng nhà máy sản xuất chip (fab) đầu tiên trong tương lai gần.

Reuters: Liên tiếp đón

Tờ báo này nhận xét hiện Việt Nam vốn là trung tâm sản xuất các mặt hàng điện tử của Đông Nam Á và cũng đã là nơi mà ông lớn Intel của Mỹ đặt nhà máy đóng gói và kiểm định chip lớn nhất thế giới của hãng. Ngoài Intel, Việt Nam còn thu hút được một số hãng thiết kế chip. Tận dụng cơ hội này, Việt Nam đang phát triển chiến lược thu hút thêm dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn, trong đó có các nhà máy sản xuất chip.

Trao đổi với Reuters, ông Vũ Tú Thành, Giám đốc điều hành, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN, cho biết trong những tuần gần đây đã liên tiếp diễn ra các cuộc gặp với hơn một chục công ty chip đến từ nước Mỹ. Ông từ chối nêu tên cụ thể vì các cuộc đàm phán đều mới chỉ ở giai đoạn sơ bộ.

Tuy nhiên, 1 lãnh đạo công ty chip nói với tờ Reuters rằng các cuộc gặp với những nhà đầu tư tiềm năng có sự tham gia của 2 công ty GlobalFoundries (Mỹ) và PSMC (Đài Loan).

Mục tiêu là xây fab đầu tiên của Việt Nam để sản xuất những con chip được sử dụng trong ô tô hoặc ứng dụng vào công nghệ viễn thông.

Trước đó, nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội, Việt Nam và Mỹ đã nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Nhà Trắng cũng khẳng định Việt Nam có tiềm năng trở thành 1 “người chơi quan trọng” trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Đại diện của Global Foundries từ chối bình luận về những thông tin này.

Những người trong ngành cho biết các cuộc gặp ở giai đoạn này chủ yếu là để kiểm tra mức độ quan tâm và thảo luận về những chính sách ưu đãi, trợ cấp tiềm năng, ví dụ như ưu đãi về cơ sở hạ tầng, nguồn cung điện cũng như thảo luận về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực.

Mới đây, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã tiến hành Lễ ra mắt Mạng lưới đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết “các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng những ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam”.

Bứt phá ở thị trường 1.000 tỷ USD

Theo báo cáo của Gartner, thị trường bán dẫn toàn cầu có quy mô khoảng 600 tỷ USD năm 2022 và dự báo sẽ chạm và vượt mức 1.000 tỷ USD vào giai đoạn 2030-2032. Đây là cơ hội rất lớn để kinh tế Việt Nam tận dụng và tạo ra những bước đột phá.

Chính phủ đã đặt mục tiêu đến cuối thập kỷ này sẽ có nhà máy sản xuất chip ở Việt Nam. Ngoài nỗ lực thu hút dòng vốn nước ngoài, Chính phủ có thể hỗ trợ các công ty nội địa như tập đoàn Viettel xây dựng fab với các thiết bị nhập khẩu, Reuters nhận định.

Tại Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023) tổ chức tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở ở Hòa Lạc từ 28/10 đến 1/11, Viettel vừa chính thức giới thiệu chip 5G DFE do đội ngũ kỹ sư Viettel hoàn toàn làm chủ thiết kế.

Con chip này được xem là thành phần phức tạp nhất trong hệ sinh thái 5G, đóng vai trò xử lý các thuật toán 5G DFE, điều khiển toàn bộ các hoạt động của 5G RRU (khối thu/chuyển tín hiệu), cũng như giao tiếp tốc độ cao với các khối xử lý 5G khác.

Đặc biệt, chip 5G DFE có mức độ phức tạp tương đương chip Apple A7, với năng lực tính toán lên tới 1.000 tỷ phép tính/giây và được các tập đoàn công nghệ lớn như Synopsys (Mỹ) đánh giá cao.

Theo Báo điện tử Chính phủ, Viettel là đại diện đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới sở hữu năng lực sản xuất thiết bị mạng 5G vào năm 2019. Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất trên thế giới vừa là nhà khai thác mạng viễn thông vừa nghiên cứu sản xuất thiết bị.

Theo Sputnik , trong bối cảnh thị trường thế giới chưa cung cấp dòng sản phẩm chip 5G thương mại thì việc việc Viettel nghiên cứu thành công chip 5G là cột mốc quan trọng để Việt Nam tiến sâu hơn nữa vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Đây là tiền đề để Viettel có thể sản xuất các loại chip phục nhiều lĩnh vực như AI, 6G, IoT... trong tương lai.

Chip nguồn Việt hiệu năng tương đương 90% nước ngoài, giá chỉ bằng một nửa

Intel, Amkor, Hana Micron dự kiến đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam cho lĩnh vực kiểm thử và đóng gói chip

Nvidia, Foxconn, Intel... liên tục rót vốn đầu tư, quy mô thị trường bán dẫn Việt Nam có thể đạt 7 tỷ USD

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/reuters-lien-tiep-don-dai-bang-viet-nam-muon-xay-nha-may-san-xuat-chip-dau-tien-208504.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Từ kỳ tích chỉ có 6 nước làm được đến dự định nhà máy fab đầu tiên, Việt Nam chiến thắng giòn giã ở thị trường 1.000 tỷ USD
    POWERED BY ONECMS & INTECH