Từ ngày 1/7, thủ tục cấp sổ đỏ mới sẽ có thay đổi
Người dân là sổ đỏ từ sau ngày 1/7 cần lưu ý một số thay đổi khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Theo quy định tại Nghị định 101/2024/NĐ-CP và Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ có những thay đổi quan trọng sau ngày 1/7/2025, đặc biệt trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành phố đang tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính.

Nơi nộp hồ sơ cấp sổ đỏ: Vẫn là Bộ phận Một cửa cấp tỉnh
Căn cứ Điều 31 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận Một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Tuy nhiên, việc sáp nhập các đơn vị hành chính có thể dẫn đến thay đổi địa danh, tên gọi tỉnh mới, người dân cần đặc biệt lưu ý. Trong giai đoạn chuyển tiếp sau sáp nhập, nhiều địa phương dự kiến sẽ duy trì tạm thời các Bộ phận Một cửa ở địa phương cấp huyện cũ làm điểm tiếp nhận hồ sơ, nhằm đảm bảo sự thuận tiện cho người dân.
Khi bộ máy chính quyền mới được kiện toàn, thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ được phân định rõ ràng giữa UBND cấp tỉnh và cấp xã, tùy theo từng loại thủ tục, để người dân dễ dàng thực hiện.
>> Kể từ nay, phí làm sổ đỏ sẽ tăng sau khi sáp nhập và ban hành bảng giá đất mới
Hồ sơ, thủ tục đang giải quyết dở dang sẽ được chuyển giao ra sao?
Với các trường hợp người dân vẫn còn công việc chưa hoàn thiện sau ngày 1.7, dự thảo đã quy định Điều khoản chuyển tiếp về việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn từ cấp huyện về cấp tỉnh và xã theo khoản 5, khoản 6 Điều 49. Do đó, những hồ sơ, thủ tục đang xử lý dở dang hoặc phát sinh vấn đề cần giải quyết sau thời điểm này sẽ được chuyển giao theo nguyên tắc:
Với công việc liên quan đến một đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn): Chính quyền cấp cơ sở nơi người dân cư trú tiếp tục xử lý.
Với công việc liên quan đến từ hai đơn vị hành chính cấp cơ sở trở lên hoặc nội dung phức tạp: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh sẽ tiếp nhận và giải quyết.
Với các dự án đầu tư, công trình xây dựng: Nếu chỉ liên quan đến một đơn vị hành chính cấp cơ sở, UBND cấp xã sẽ tiếp tục thực hiện. Trường hợp liên quan đến nhiều đơn vị hành chính hoặc vượt thẩm quyền cấp xã, UBND cấp tỉnh sẽ đảm nhiệm.
Việc phân công thẩm quyền xử lý sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, đảm bảo công tác giải quyết thủ tục hành chính không bị gián đoạn sau khi sáp nhập.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính và thay đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương sẽ tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện các thủ tục đất đai, trong đó có thủ tục cấp sổ đỏ. Để tránh bị động, người dân cần theo dõi thông tin hướng dẫn từ chính quyền địa phương về địa điểm tiếp nhận hồ sơ mới. Người dân cũng cần nắm rõ quy định về thẩm quyền giải quyết từng loại thủ tục sau khi sáp nhập.
>> Từ bây giờ, 3 trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ mẫu mới
Kể từ nay, phí làm sổ đỏ sẽ tăng sau khi sáp nhập và ban hành bảng giá đất mới
Từ bây giờ, 3 trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ mẫu mới