Bất động sản

Kể từ nay, làm sổ đỏ giả trong mua bán nhà đất sẽ nhận hậu quả nặng nề

An Nhiên 11/05/2025 13:34

Theo quy định, người sử dụng đất sẽ bị phạt nặng nếu làm sổ đỏ giả trong mua bán nhà đất.

Theo quy định, làm sổ đỏ giả để mua bán sẽ có nhiều hình thức xử phạt, người dân cần biết để tránh gặp rắc rối.

Xử phạt hành chính

Tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể về mức xử phạt hành chính khi làm sổ đỏ giả trong mua bán, cụ thể:

"Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự".

Kể từ nay, làm sổ đỏ giả trong mua bán nhà đất sẽ nhận hậu quả nặng nề- Ảnh 1.
Người dân khi mua bán nhà bằng sổ đỏ giả sẽ bị xử phạt theo quy định. Ảnh minh họa

Dựa vào quy định này, nếu hành vi sử dụng Giấy chứng nhận giả để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tối đa 20 triệu đồng.

>> Kể từ nay, nếu cho thuê đất không có sổ đỏ sẽ bị phạt rất nặng

Xử phạt bổ sung

Không chỉ phạt tiền, cơ quan thẩm quyền sẽ tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng (theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP).

Khắc phục hậu quả

Tại Khoản 5 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, trường hợp cơ quan đăng ký đất đai đã đăng ký biến động vào sổ địa chính mà phát hiện giấy tờ trong hồ sơ đăng ký biến động (hồ sơ đăng ký sang tên là giả) thì hủy bỏ kết quả thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng.

Ngoài việc quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả thì Nghị định 123/2024/NĐ-CP còn quy định mức xử phạt đối với trường hợp khai báo không trung thực, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ nhà đất, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với trường hợp khai báo không trung thực việc sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp trên.

Dựa trên những quy định này, người dùng Sổ đỏ giả để mua bán nhà đất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 20 triệu đồng nếu bị phát hiện và còn thời hiệu.

Nếu như thỏa mãn các yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù với khung hình phạt cao nhất là chung thân theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Có thể bị cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hành vi làm sổ đỏ giả có thể sẽ bị coi là cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp mà người làm sổ đỏ giả để thực hiện hành vi gian dối, nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm:

1. Hành vi gian dối

Trong trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để tạo niềm tin cho người khác về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất, khiến họ tin tưởng và giao tài sản.

Thủ đoạn gian dối ở đây là việc sử dụng sổ đỏ giả để chứng minh quyền sử dụng đất không có thật.

2. Mục đích và phương thức chiếm đoạt

Hành vi làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thường được thực hiện với mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản của người khác. Việc chiếm đoạt có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, phổ biến như:

Làm giả sổ đỏ để lừa bán đất, chiếm đoạt tiền từ người mua; Thế chấp sổ đỏ giả để vay vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, sau đó chiếm đoạt khoản tiền vay; Sử dụng sổ đỏ giả làm tài sản đảm bảo để vay mượn tiền từ cá nhân, tổ chức khác và chiếm đoạt số tiền đó.

Giá trị tài sản và hệ quả pháp lý

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, giá trị tài sản bị chiếm đoạt là căn cứ quan trọng để định khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, nếu giá trị tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên, hoặc dưới mức này nhưng rơi vào một trong các trường hợp sau:

Người phạm tội đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn tái phạm;

Hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Kể từ nay, làm sổ đỏ giả trong mua bán nhà đất sẽ nhận hậu quả nặng nề- Ảnh 2.
Làm giả sổ đỏ để mua bán nhà đất là hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh minh họa

Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của bị hại và gia đình họ thì người thực hiện hành vi làm giả sổ đỏ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Giá trị tài sản chiếm đoạt càng lớn thì mức hình phạt sẽ càng nghiêm khắc, theo các cấp độ tăng nặng được quy định trong luật.

3. Tình tiết tăng nặng

Ngoài giá trị tài sản, các yếu tố về tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi cũng là cơ sở để định khung hình phạt. Một số tình tiết có thể làm tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm:

- Phạm tội có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Sử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

>> Kể từ nay, tự ý sửa thông tin trên sổ đỏ sẽ phải chịu hậu quả thế nào?

Thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ có thêm 14 khu công nghiệp, quy mô gần 4.000ha

Công viên hơn nghìn tỷ bỏ hoang gần 3 thập kỷ: Gần 100ha ngổn ngang đất cát 'ngủ quên' giữa lòng Thủ đô, bao phủ bởi cỏ dại um tùm

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/ke-tu-nay-lam-so-do-gia-trong-mua-ban-nha-dat-se-nhan-hau-qua-nang-ne-202250507163017346.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kể từ nay, làm sổ đỏ giả trong mua bán nhà đất sẽ nhận hậu quả nặng nề
    POWERED BY ONECMS & INTECH