Từ rùm beng vụ khách gửi tiền tại SeaBank: Người nước ngoài có được hưởng lãi suất tiết kiệm?
Khách hàng gửi tiết kiệm 4 năm tại SeaBank nhưng khi tất toán không được tính lãi suất với lý do có quốc tịch nước ngoài.
Những ngày gần đây cộng đồng xôn xao vụ một khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng 4 năm không được hưởng lãi suất, nguyên nhân đưa ra là do khách hàng có quốc tịch nước ngoài.
Từ rùm beng vụ khách hàng gửi tiết kiệm không được hưởng lãi suất
Báo Tuổi trẻ Online đưa tin, người thân của bà Đ.T.M. (trú quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) cho biết gia đình gửi tiết kiệm tổng số tiền 900 triệu đồng tại phòng giao dịch Hải Đăng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - mã chứng khoán SSB) từ tháng 7-2019, kỳ hạn gửi là 2 năm, nhưng đến nay muốn tất toán lại được phía ngân hàng thông báo chỉ trả gốc chứ không được hưởng lãi suất.
Thông tin cho biết, tháng 7/2019 gia đình bà M. có 3 lần gửi tiết kiệm trong đó 1 sổ đứng tên ông T. và 2 sổ đứng tên bà M. với tổng số tiền 900 triệu đồng. Sổ có kỳ hạn 24 tháng với lãi suất 7,7%/năm.
Đến tháng 7/2021 là ngày đáo hạn, tuy vậy gia đình bà M. không tất toán, do vậy sổ tiết kiệm này được tự động gia hạn. Song năm 2023, gia đình có việc, muốn tất toán sổ tiết kiệm này thì ngân hàng thông báo chỉ trả gốc, không trả tiền lãi trong thời hạn từ tháng 7-2021 đến nay với lý do hai ông bà có quốc tịch nước ngoài.
Theo thông tin, đến nay chỉ có sổ tiết kiệm 500 triệu đồng của ông T. là được trả gốc và phần tiền lãi từ năm 2019 đến tháng 7-2021, còn tiền lãi của thời hạn gửi sau đó chưa được trả. Riêng hai sổ của bà M. (mỗi sổ 200 triệu đồng) thì chưa được trả đồng tiền lãi nào.
Nguyên nhân SeaBank đưa ra là do vướng mắc phát sinh bởi theo quy định của thông tư 48/TT-NHNN áp dụng từ tháng 7-2021, người nước ngoài không được gửi tiết kiệm tại ngân hàng, nếu gửi thì không có lãi suất. Do đó, số tiền gửi tiết kiệm từ tháng 7-2021 đến nay đang không được tính lãi suất.
Người nước ngoài có được hưởng lãi suất khi gửi tiền tại ngân hàng?
Trên thực tế, Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định 3 đối tượng được gửi tiền có kỳ hạn.
Thông tư 48/2018/TT-NHNN |
Do đó, đối với công dân Việt Nam thì có thể gửi tiết kiệm được. Tuy nhiên, nếu là người nước ngoài không được gửi tiết kiệm tại Việt Nam, thay vào đó họ có thể gửi tiền gửi có kỳ hạn theo Thông tư 49/2018-NHNN.
Thông tư 49/2018/TT-NHNN |
Về quy định lãi suất, tổ chức tín dụng quy định lãi suất tiền gửi có kỳ hạn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất trong từng thời kỳ.
Phương pháp tính lãi tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phương thức trả lãi tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Đáng chú ý, thông tư 49/2018/TT-NHNN còn quy định rõ về các biện pháp tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn và biện pháp thông báo khi có thay đổi với số tiền gửi có kỳ hạn. Theo đó ngoài việc cung cấp một biện pháp để khách hàng tra cứu được khoản tiền gửi có kỳ hạn, tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về các biện pháp khác để khách hàng tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn và biện pháp tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng khi có thay đổi đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn.
Gửi tiết kiệm nhưng "bị dụ" mua trái phiếu, Bộ Tài chính nói gì?
SeABank (SSB) ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai