Từ vụ ITA, HQC,... thấy gì về chất lượng Báo cáo tài chính các doanh nghiệp?

19-09-2022 22:10|Lan Phương

Nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán đều có sự quan tâm lớn đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định kinh tế.

Ý nghĩa quan trọng của Báo cáo tài chính đối với các quyết định trong thị trường đầu tư

Báo cáo tài chính (BCTC)  cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, nó cũng cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao phó cho họ (IASB, 2012).

BCTC của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán cho biết doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tài chính như thế nào, các yếu tố sản xuất ra sao để từ đó có những biện pháp sử dụng tốt hơn các nguồn lực tài chính và yếu tố sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Mỗi nhà đầu tư  khi tham gia thị trường chứng khoán đều có sự quan tâm đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đưa ra quyết định giải ngân vốn. BCTC mang lại cái nhìn tổng quát về sức khỏe tài chính doanh nghiệp; cho thấy dấu hiệu ẩn rủi ro để tránh xa và tìm dấu hiệu cơ hội để đầu tư. Cuối cùng, đỉnh cao của phân tích BCTC là dự báo được dòng tiền, doanh thu, lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp để ra những quyết định đầu cơ thắng lợi lớn.

dong-tien-suy-yeu.png

Thị trường luôn có sự dịch chuyển của dòng tiền ngắn hạn trong mỗi kỳ công bố kết quả kinh doanh. Nhưng doanh nghiệp báo lãi lớn, tăng trưởng mạnh và cho thấy triển vọng tương lai sẽ hút dòng tiền của người tham gia thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, gần đây, thị trường liên tục ghi nhận các vụ việc như "sơ suất" trong quá trình tổng hợp thông tin hay hạch toán sai khi làm BCTC. Bên cạnh đó, loạt doanh nghiệp lãi "bốc hơi" 80 - 90% hậu kiểm toán hay thậm chỉ lợi nhuận từ dương chuyển âm và nhận hàng loạt ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. Dù thông tin cuối cùng đã được đính chính, con số tài chính đã được "sửa sai" nhưng điều đó diễn ra quá muộn khi mà các nhà đầu tư trước đấy đã đưa đưa ra quyết định mua bán chứng khoán. Từ ấy, không ít người đã đặt dấu hỏi về chất lượng của BCTC các doanh nghiệp.

Tân Tạo (ITA) sửa sai, khoản tiền nghìn tỷ cho bà Đặng Thị Hoàng Yến vay đổ sang Mỹ được "đổi đen thay trắng"

cde-935183.jpg
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch ITA

Hồi đầu tháng 8 vừa qua, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) đã gây chấn động cộng đồng chứng khoán khi  công bố lại BCTC hợp nhất quý II/2022  với lý do bản BCTC trước đó hạch toán sai.

Biến động lớn nhất giữa báo cáo mới và cũ là số tiền cũng như mục đích doanh nghiệp này tạm ứng cho Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến (Maya Dangelas).

Cụ thể, theo BCTC công bố cuối tháng 7, ITA tạm ứng cho bà Yến 1.936 tỷ đồng để tham gia dự án ở Mỹ, trong khi cuối quý I/2022 chỉ ghi nhận 63 tỷ đồng

Tuy nhiên, tại báo cáo mới công bố ngày 5/8, ITA đính chính khoản tạm ứng này chỉ 633 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 khoản tiền công bố ban đầu.

Đáng chú ý mục đích khoản tạm ứng này cũng được chỉnh sửa từ tham gia dự án tại Hoa Kỳ sang thành "hợp đồng chuyển nhượng cổ phần" theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên đã thông qua cách đây 3 tháng (29/4/2022).

Điều chỉnh khoản tạm ứng cho bà Yến khiến cơ cấu tài sản của Tân Tạo biến động mạnh. BCTC ban đầu ghi nhận giá trị tài sản ngắn hạn là 7.600 tỷ đồng thì nay giảm còn khoảng 6.260 tỷ đồng. Thay vào đó, tài sản dài hạn tăng từ 5.640 tỷ đồng lên 6.980 tỷ đồng. Tuy vậy, tổng tài sản của ITA vẫn tại thời điểm kết quý II/2022 vẫn không đổi so với BCTC công bố trước đây và đạt hơn 13.000 tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm.

Bên cạnh đó, mới đây, theo BCTC soát xét bán niên 2022, Công ty kiểm toán AASCS đã đưa ra cơ sở kết luận ngoại trừ đối với khoản ủy thác đầu tư cho cá nhân bà Đặng Thị Hoàng Yến. Chi tiết

Địa ốc Hoàng Quân (HQC) đính chính BCTC kiểm toán năm 2020 và 2021 do sơ suất trong quá trình tổng hợp thông tin

hqc4.jpg

Mới đây, Địa ốc Hoàng Quân  (HOSE: HQC) bất ngờ công bố bổ sung đơn vị liên quan là CTCP Đầu tư Thành phố Vàng với lý do sơ suất trong quá trình tổng hợp thông tin do chung thành viên chủ chốt.

Mặc dù công bố đầy đủ báo cáo kiểm toán năm 2020 và năm 2021, song chỉ tới báo cáo bán niên năm 2022,  Thành phố Vàng mới lần đầu xuất hiện là đơn vị liên quan HQC, trong đó phát sinh trả tiền mượn là 725,16 triệu đồng.

Được biết, CTCP Đầu tư Thành phố Vàng được thành lập tháng 6/2020, là chủ sở hữu Dự án Golden City gồm 5 cổ đông sáng lập, trong đó ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT HQC sở hữu 50% vốn điều lệ là đại diện pháp luật. Đến tháng 5/2022, Công ty mới đổi đại diện pháp luật sang ông Nguyễn Thành Văn - cũng là đại diện nhiều công ty liên quan với Địa ốc Hoàng Quân.

Cách đây 2 năm, Địa ốc Hoàng Quân đã bán Dự án Golden City cho CTCP Đầu tư Thành phố Vàng với giá 120 tỷ đồng. Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022, HQC đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phần cho nhà đầu tư và cho biết sẽ dùng 650 tỷ đồng trong số 1.000 tỷ đồng thu được nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông hiện hữu, 350 tỷ đồng để bổ sung vốn cho Golden City.

Giải thích về các giao dịch bất thường tại Công ty cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng, ông Trương Anh Tuấn khẳng định, công ty này không có mối liên hệ nào với Địa ốc Hoàng Quân. Khái niệm mua đắt - bán rẻ không đúng với hoàn cảnh của Dự án. Bên cạnh đó, việc Chính phủ đang tạo điều kiện phát triển nhà ở xã hội là thời điểm phù hợp để trở lại phân khúc thị trường này.

Kiểm toán vào cuộc, lãi nhiều doanh nghiệp bị "thổi bay" 80 - 90% và hàng loạt đơn vị chuyển lỗ

Tổng CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) của ông Đặng Thành Tâm công bố BCTC soát xét bán niên 2022 với khoản lãi ròng giảm mạnh 92% so với báo cáo tự lập (từ mức 2.457 tỷ đồng về còn 200 tỷ đồng).

Lãi khiêm tốn nửa đầu năm 2022 của Tập đoàn Kỹ nghê Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) giảm 89% sau soát xé. Cụ thể,  lợi nhuận 6 tháng dầu năm của TTF trong BCTC riêng đã giảm về mức 1,48 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 42% từ 8 tỷ đồng xuống còn hơn 4 tỷ đồng.

Theo giải trình của TTF, sự chênh lệch này là do công ty ghi nhận bổ sung dự phòng nợ phải thu khó đòi do đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản nợ phải thu từ các công ty con.

Lợi nhuận Y tế Danameco (HNX: DNM) "bất ngờ" chuyển âm, kiểm toán ý kiến ngoại trừ hàng loạt vấn đề

Danameco (DNM) lý giải nguyên nhân chính khiến lợi nhuận đảo chiều là do số liệu trước kiểm toán chưa được chuẩn hóa và phần mềm còn đang bất cập. Theo đó, lợi nhuận của công ty bất ngờ đảo chiều từ dương 13 tỷ đồng chuyển sang lỗ sau thuế gần 26 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm ngoái, công ty báo lãi hơn 4 tỷ.

Đáng chú ý, đơn vị kiểm toán còn đưa ra loạt ý kiến ngoại trừ về các số liệu doanh thu, chi phí, tồn kho và công nợ,... của DNM.

Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (HNX: SHS) cũng là một ví dụ về việc đảo chiều sau soát xét, từ lãi hơn 27 tỷ đồng theo số liệu công ty tự lập trên BCTC quý 2/2022 trước đó xuống thành lỗ hơn 68 tỷ đồng, tương ứng điều chỉnh giảm lãi hơn 95 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính dẫn tới việc đảo chiều này bắt đầu tư việc hoạt động tự doanh của công ty thua lỗ nặng. BCTC soát xét bán niên ghi nhận khoản lỗ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ là hơn 360 tỷ đồng (tăng 320 tỷ đồng so với cùng kỳ).

Trong khi đó số liệu trên BCTC quý II/2022 công ty tự lập ghi nhận lỗ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ chỉ hơn 29 tỷ đồng – tương ứng điều chỉnh tăng lỗ thêm hơn 330 tỷ đồng.BCTC soát xét bán niên cũng liệt kê danh sách chứng khoán mà công ty đang đầu tư, trong đó gồm có TCB, PET, GEX, PMC và các cổ phiếu khác. Cụ thể, tỷ trọng đầu tư của Chứng khoán SHS tập trung chủ yếu vào TCB và GEX – đây cũng là 2 cổ phiếu “tạm lỗ” nhiều nhất mà công ty đang ôm, với số lỗ lần lượt 69 và 87 tỷ đồng.

EVN báo lỗ gần 16 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022





Tân Tạo (ITA) ‘tố’ HoSE cố tình gây khó, không công bố thông tin của công ty, gây thiệt hại cho nhà đầu tư

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 15/3: KDH, LCG, DDV

Thương vụ đầu tư vào NKG giúp SMC thu về khoản lãi hơn 250%, 'giải cứu' doanh nghiệp khỏi nguy cơ thua lỗ

Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Từ vụ ITA, HQC,... thấy gì về chất lượng Báo cáo tài chính các doanh nghiệp?
POWERED BY ONECMS & INTECH