Quốc tế

Từng sở hữu chuỗi Phở 24, ông chủ Jollibee bất ngờ lọt top 5 người giàu nhất Philippines

Lan Nhi 15/08/2023 - 10:13

Tỷ phú Tony Tan Caktiong lọt TOP 5 tỷ phú giàu nhất Philippines với giá trị khối tài sản ròng lên tới 3,2 tỷ USD.

Tạp chí Forbes đã công bố danh sách mới đây về 50 người giàu nhất Philippines. Trong đó, tỷ phú Tony Tan Caktiong, chủ sở hữu chuỗi Highlands Coffee đồng thời là người sáng lập chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Jollibee Foods, đã ghi nhận khối tài sản ròng tăng mạnh.

Từng sở hữu chuỗi Phở 24, ông chủ Jollibee bất ngờ lọt top 5 người giàu nhất Philippines
Tỷ phú Tony Tan Caktiong - người sáng lập chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Jollibee Foods

Sau ba năm tính từ thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, giá trị khối tài sản của tỷ phú Tony Tan Caktiong đã tăng mạnh từ 1,1 tỷ USD năm 2022 lên mức 3,2 tỷ USD, qua đó lọt vào danh sách 5 tỷ phú giàu nhất Philippines năm 2023.

Bên cạnh chuỗi Highlands Coffee, tập đoàn thực phẩm Jollibee (JFC) của tỷ phú Philippines còn được biết tới là một trong những chuỗi nhà hàng phát triển nhanh nhất châu Á. Tập đoàn này hiện điều hành hơn 3.200 cửa hàng ở Philippines và hàng ngàn cửa hàng ở nước ngoài - bao gồm các chuỗi Highlands Coffee, Phở 24, Smashburger, Coffee Bean...Trong đó vài tháng trước, thông tin cho biết Tập đoàn Jollibee đã quyết định bán lại chuỗi Phở 24 cho East-West Restaurant Concepts.

Đến nay, tính đến cuối tháng 1/2023, tập đoàn JFC cho biết mạng lưới của họ là 6.481 cửa hàng trên toàn cầu.

Trước hàng loạt đối thủ lớn, chủ tịch Tan với chiến lược kinh doanh thông minh, khéo léo vẫn chèo lái Jollibee "sống khỏe", phát triển vững mạnh và ngày càng mở rộng thị trường.

Lấy sự am hiểu văn hóa bản địa làm "mũi nhọn"

Trước một đối thủ kỳ cựu “ông hoàng thức ăn nhanh” McDonald's, ông Tony Tan cho biết họ nhắm tới một lĩnh vực mà người khổng lồ Mỹ không thể cạnh tranh đó chính là hương vị.

Thực đơn của Jollibee cung cấp quả thực là của một hãng đồ ăn nhanh điển hình, với gà rán, khoai tây chiên, burger bò, gà... và tất cả đều có vị ngọt. Cả mỳ spaghetti ở đây cũng dùng kèm sốt chuối ngọt, phù hợp với khẩu vị của người dân Philippines. Điều mà McDonald khó có thể thích nghi với điều đó mà không làm thay đổi quá nhiều hương vị đã trở thành biểu tượng đồ ăn nhanh nước Mỹ.

Đặc biệt, Jollibee rất khéo léo tận dụng lợi thế là một doanh nghiệp bản địa để đánh vào văn hóa gia đình của người Philippines. Từ quảng cáo trên TV, website, mạng xã hội... tất cả đều hướng đến yếu tố gia đình. Hình ảnh của họ hướng đến những bữa ăn gia đình, và điều đó tạo ra sự đồng cảm với người tiêu dùng Philippines.

Chính vì sự nhanh nhạy đó, hiện tại Jollibee vẫn đứng vững vị trí là "ông hoàng fastfood" tại Philippines.

Từng sở hữu chuỗi Phở 24, ông chủ Jollibee bất ngờ lọt top 5 người giàu nhất Philippines
Jollibee vẫn đứng vững vị trí là "ông hoàng fastfood" tại thị trường Philippines.

Nhưng điều bất ngờ là khi thương hiệu này “Mỹ tiến”, hương vị khác biệt của Jollibee thu hút một lượng lớn những khách hàng không phải người bản xứ.

Điều làm nên thành công của Jollibee đó là khi họ mang thực đơn của mình ra nước ngoài, những yếu tố đặc sắc trong hương vị của Jollibee không hề mất đi. Các nhà sáng lập của Jollibee đã lựa chọn cách giữ nguyên hương vị và chỉ điều chỉnh hợp lý theo từng quốc gia để phù hợp với người dân. Nét đặc biệt trong ẩm thực bản địa đã trở thành yếu tố thu hút khách hàng người nước ngoài cho Jollibee.

Mua lại những chuỗi đồ ăn đã hoạt động ổn định

Chiến lược của Jollibee đã cho thấy rõ quan điểm sẽ mua lại những chuỗi đồ ăn đã hoạt động ổn định, có người quản lý giỏi chứ không phải thâu tóm những chuỗi đồ ăn yếu kém và hy vọng có thể vực dậy chúng.

Theo ông Tony Tan, không có gì đảm bảo rằng đầu tư vào một thị trường mới với thực đơn hoàn toàn khác sẽ thành công hơn so với việc tạo ra đột phá dựa trên chính thương hiệu của mình. Đặc biệt, tại Mỹ và Trung Quốc, thị trường ăn uống giá rẻ thậm chí đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Với 17 thương hiệu tại 33 quốc gia, tập đoàn JFC cho biết các hoạt động ở nước ngoài sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của tập đoàn trong những năm tới đây.

Tập đoàn này chưa bao giờ ngại đầu tư vào các doanh nghiệp. Thời điểm quý 3 năm 2019, tập đoàn thông báo đã mua lại The Coffee Bean & Tea Leaf có trụ sở tại Hoa Kỳ với giá 350 triệu đô la. Trước khi mua lại, Jollibee đang điều hành khoảng 4.600 địa điểm, con số này đã tăng 25% trong hai năm qua.

Năm 2012, họ mua 50% cổ phần của SuperFoods Group, một tập đoàn tại Việt Nam điều hành chuỗi cửa hàng cà phê Highlands Coffee và chuỗi nhà hàng phở Việt Nam Phở 24. Năm 2018, họ đã mua lại Smashburger có trụ sở tại Denver, Colorado.

Từng sở hữu chuỗi Phở 24, ông chủ Jollibee bất ngờ lọt top 5 người giàu nhất Philippines
Việc mua lại Highlands Coffee vào năm 2012 đánh dấu bước đầu mở rộng thị trường tại Việt Nam

Việc mua lại Tim Ho Wan - chuỗi nhà hàng được mệnh danh là “nhà hàng sao Michelin rẻ nhất thế giới” vào năm 2020, được coi là bước đánh dấu quan trọng trọng mở rộng thị trường tại Trung Quốc với tư cách một tập đoàn đa lĩnh vực.

Bên cạnh đó, bản thân chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động ra quốc tế, mặc dù với các cửa hàng chủ yếu phục vụ cho người Philippines làm việc ở nước ngoài. Theo ước tính, khoảng 10 triệu người Philippines, 10% dân số, làm việc bên ngoài quốc gia Đông Nam Á. Hoa Kỳ và Trung Đông thu hút nhiều lao động này. Chỉ trong 2 năm, chuỗi cửa hàng Jollibee đã tăng 25% trên khắp các châu lục.

Đại gia Philippines "thâu tóm" 9 nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tung-so-huu-chuoi-pho-24-ong-chu-jollibee-bat-ngo-lot-top-5-nguoi-giau-nhat-philippines-196452.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Từng sở hữu chuỗi Phở 24, ông chủ Jollibee bất ngờ lọt top 5 người giàu nhất Philippines
POWERED BY ONECMS & INTECH