Xã hội

Tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam có kinh phí đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, gồm 14km cầu cạn, 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp

Khả Vy 22/08/2024 11:14

Tuyến đường là một phần của hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương dài 41 km, kết nối TP. HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là tuyến đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam, được khởi công vào tháng 12/2004 và chính thức thông xe vào tháng 8/2009 với tổng mức đầu tư hơn 9.500 tỷ đồng.

Đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương dài 41 km, kết nối TP. HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Internet

Đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương dài 41 km, kết nối TP. HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Internet

Tuyến đường ban đầu được thiết kế với vận tốc tối đa 120km/h, bao gồm 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp, có khả năng phục vụ khoảng 50.000 lượt phương tiện mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi dừng thu phí vào đầu năm 2019, tốc độ tối đa được điều chỉnh xuống còn 100km/h.

Sau khi dừng thu phí vào đầu năm 2019, tốc độ tối đa được điều chỉnh xuống còn 100km/h. Ảnh: Internet

Sau khi dừng thu phí vào đầu năm 2019, tốc độ tối đa được điều chỉnh xuống còn 100km/h. Ảnh: Internet

Đường cao tốc này bắt đầu từ nút giao Chợ Đệm, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. HCM và kết thúc tại nút giao Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Trong đó, đoạn qua TP. HCM dài 3km, qua Long An dài 34km và qua Tiền Giang dài 4km. Tuyến đường cũng kết nối với cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, giúp giảm thời gian di chuyển từ TP. HCM đến Tiền Giang từ 90 phút xuống còn chỉ còn 30 phút.

Đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương tuyến đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Chí Hùng

Đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương tuyến đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Chí Hùng

Cao tốc TP. HCM – Trung Lương là một phần của hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và có ký hiệu toàn tuyến là CT.01. Ký hiệu này được thiết kế trên nền màu vàng với viền đen, trong đó "CT" là viết tắt của "cao tốc", số tuyến được ghi sau chữ "CT". Biển chỉ dẫn này thường được đặt ở các vị trí quan trọng như nút giao giữa đường cao tốc và các quốc lộ hoặc đường nhánh, giúp người lái xe dễ dàng xác định hướng đi.

Cao tốc TP. HCM – Trung Lương là một phần của hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và có ký hiệu toàn tuyến là CT.01 Ảnh: Internet

Cao tốc TP. HCM – Trung Lương là một phần của hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và có ký hiệu toàn tuyến là CT.01 Ảnh: Internet

Theo Cục Quản lý Đầu tư Xây dựng, cao tốc TP. HCM – Trung Lương là dự án đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam, do đó đã áp dụng nhiều giải pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật mới chưa từng có ở các công trình trước đó.

Dự án có hơn 14km cầu cạn, là tuyến cao tốc cầu cạn dài nhất vào thời điểm đó. Ảnh: Quynh Tran

Dự án có hơn 14km cầu cạn, là tuyến cao tốc cầu cạn dài nhất vào thời điểm đó. Ảnh: Quynh Tran

Một trong những điểm đáng chú ý là việc sử dụng cọc cát để xử lý lún cho toàn bộ đoạn đường đi trên mặt đất, điều này chưa được áp dụng ở bất kỳ công trình nào ở thời điểm đó. Dự án còn đặc biệt vì phải xây dựng nhiều cầu do đi qua khu vực Tây Nam Bộ với nền đất yếu. Một số đoạn địa chất cho thấy nền đất có túi bùn sâu hơn 30m. Chính vì vậy, dự án có hơn 14km cầu cạn, trở thành tuyến cao tốc có cầu cạn dài nhất vào thời điểm đó.

>> Quốc gia duy nhất trên thế giới có đường cao tốc không giới hạn tốc độ, không có trạm thu phí, cứ 2km lại có một trạm điện thoại khẩn cấp

Thời điểm cả nước có 43 tuyến cao tốc với tổng chiều dài hơn 9.200km

Từ tháng 1/2025, lùi xe trên cao tốc có thể bị phạt đến 18 triệu đồng, trừ 6 điểm giấy phép lái xe

a
b
Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tuyen-cao-toc-dau-tien-cua-viet-nam-co-kinh-phi-dau-tu-gan-10000-ty-dong-gom-14km-cau-can-4-lan-xe-o-to-va-2-lan-dung-khan-cap-d131110.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam có kinh phí đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, gồm 14km cầu cạn, 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp
POWERED BY ONECMS & INTECH