Tuyến đường sắt tuổi đời hơn 1 thế kỷ nối đến nước láng giềng Trung Quốc được 'rót' 2.200 tỷ để 'lên đời'
Tuyến đường sắt nối Hà Nội đến tỉnh giáp Trung Quốc với tuổi đời trên 100 năm đang đề xuất được nâng cấp với tổng số vốn lên đến hơn 2.200 tỷ đồng.
Cục Đường sắt Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải bố trí khoảng 2.238 tỷ đồng để cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Theo đó, tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng trong giai đoạn 2026-2031 dự kiến được cải tạo đường, nâng bán kính đường cong tại các điểm nghẽn về vận tải; gia cố cống, hệ thống thoát nước và nền đường yếu. Cùng với đó, đường ga, nhà ga, hầm yếu cũng được cải tạo nhằm đảm bảo an toàn, xóa bỏ điểm đen gây hạn chế tốc độ. Dự kiến, dự án khi hoàn thành sẽ nâng cao an toàn chạy tàu và năng lực chuyên chở, tăng cường vận tải liên vận quốc tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và châu Âu.
Theo Cục Đường sắt Việt Nam, tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng có tổng chiều dài 167km, được khai thác từ năm 167km, được đơn vị này khai thác từ năm 1970. Trên tuyến có tổng số 60 cầu bao gồm 1 cầu đặc biệt lớn, 4 cầu lớn, 9 cầu trung và 46 cầu nhỏ. Trong số đó, có cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng và cần sớm cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn tàu chạy. Các cầu còn lại cơ bản đáp ứng được yêu cầu khai thác.
>> Bài toán’ di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm thành phố chưa thể ‘giải’ ngay trong năm 2024
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn có điểm đầu là ga Gia Lâm (Hà Nội) và điểm cuối ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) là ga đặc biệt quan trọng kết nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Đây là ga liên vận quốc tế nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, có diện tích khoảng 56.000m2, bao gồm khu trung tâm, quảng trường ga, phòng đợi, cung đường sắt, bãi hóa trường… với 10 đường sắt đều là khổ lồng (có thể chạy được tàu khổ 1.000mm và 1.435mm).
Mặc dù có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung quốc, song cửa khẩu Ga Đồng Đăng có hạ tầng đánh giá là chưa đủ lực để khai thác tương xứng với tiềm năng và thế mạnh.
Mặc dù có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc nhưng hạ tầng cửa khẩu Ga Đồng Đăng được đánh giá là xuống cấp, không tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Giữa năm 2023, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai đồng loạt 2 gói thầu thuộc dự án cải tạo các nhà ga trên tuyến đường sắt phía Bắc, với tổng trị giá hơn 475 tỷ đồng, trong đó có tuyến Hà Nội - Đồng Đăng.
>> Có 5 phương án để kết nối giao thông 2 sân bay lớn nhất Việt Nam
Một ngân hàng châu Á sẵn sàng chi 5 tỷ USD giúp Việt Nam làm đường sắt
Hạng mục cuối cùng chuẩn bị hoàn tất, đường sắt 43.700 tỷ hé lộ thời gian chính thức chạy thương mại