Sống

Tuyến đường xuyên biển 24km có đường hầm dưới nước dài 6,8km, trang bị 83 cửa thoát hiểm, lập kỷ lục thế giới về lát nhựa chỉ trong 1 ngày

Nhật Linh 11/01/2024 - 16:44

Ngay cả ở một vùng đất nổi tiếng với cơ sở hạ tầng khổng lồ, dự án phá kỷ lục toàn cầu này vẫn thu hút sự chú ý lớn.

Tuyến đường xuyên biển kết nối Thâm Quyến – Trung Sơn của Trung Quốc dài 24km và có một đường hầm dưới nước dài 6,8km. Điểm sâu nhất của hầm nằm ở dưới mực nước biển 39m. Các kỹ sư đang trong quá trình xây dựng hệ thống thoát hiểm thông minh cho tuyến đường để ứng phó nhanh chóng với các vụ tai nạn.

Một đoạn công trình vượt biển Thâm Quyến - Trung Sơn

Một đoạn công trình vượt biển Thâm Quyến - Trung Sơn

Đặc biệt, đường hầm còn trang bị 83 cửa thoát hiểm và một lượng lớn cảm biến, cung cấp sự bảo vệ tối đa cho hành khách. Thêm vào đó là các bến tàu cứu hộ khẩn cấp trên các đảo nhân tạo phía đông và phía tây. Bến phía đông rộng 2.200m2 và bến phía tây rộng 1.560m2 sẽ rất hữu ích trong trường hợp xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến đường này.

Trước khi xuất hiện rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, những người xây dựng cây cầu Thâm Quyến – Trung Sơn gần đây cũng đã lập kỷ lục thế giới mới khi trải nhựa đường cho hơn 243.200 feet vuông (22.600m2), tương đương với hơn 50 sân bóng rổ chỉ trong 1 ngày.

Hệ thống thoát hiểm thông minh cho tuyến đường vẫn đang trong quá trình xây dựng để ứng phó nhanh chóng với các vụ tai nạn

Hệ thống thoát hiểm thông minh cho tuyến đường vẫn đang trong quá trình xây dựng để ứng phó nhanh chóng với các vụ tai nạn

Với thiết kế thông minh, trung tâm chỉ huy khẩn cấp của tuyến đường kết nối Thâm Quyến – Trung Sơn có thể triển khai ngay hoạt động cứu hộ khẩn cấp chỉ với một nút bấm sau khi nhận được thông tin. Dự kiến, tuyến đường kết nối Thâm Quyến – Trung Sơn sẽ được thông xe vào tháng 6/2024, giúp thời gian di chuyển giữa 2 thành phố từ 2 giờ xuống còn khoảng 30 phút.

Các chuyên gia nhận định sau khi đi vào hoạt động, cây cầu sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế

Các chuyên gia nhận định sau khi đi vào hoạt động, cây cầu sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế

Siêu dự án cầu Thâm Quyến – Trung Sơn là một phần trong "kế hoạch 5 năm" lần thứ 13 của Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế Khu vực Vịnh lớn. Đây là nơi sinh sống của 68 triệu người, bao gồm 11 thành phố: Hồng Kông, Macao và 9 thành phố khác bao gồm Trung Sơn và Thâm Quyến.

Chỉ riêng Thâm Quyến đã là nơi sinh sống của hơn 12 triệu người, chưa kể đến hàng loạt công ty trị giá hàng tỷ USD như nhà sản xuất máy bay không người lái DJI và công ty truyền thông xã hội Tencent đã giúp nơi này có biệt danh là “Thung lũng Silicon của Trung Quốc”. Khu vực Vịnh lớn được hứa hẹn sẽ trở thành một trung tâm kinh tế và công nghệ có thể cạnh tranh với New York, San Francisco (Mỹ) hoặc Tokyo (Nhật Bản).

Siêu dự án cầu Thâm Quyến – Trung Sơn nhằm thúc đẩy nền kinh tế Khu vực Vịnh lớn

Siêu dự án cầu Thâm Quyến – Trung Sơn nhằm thúc đẩy nền kinh tế Khu vực Vịnh lớn

Các chuyên gia nhận định sau khi đi vào hoạt động, cây cầu trị giá 6,7 tỷ USD này chắc chắn sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế bằng cách giảm đáng kể thời gian đi lại giữa hai thành phố, giảm lưu lượng giao thông.

>> Siêu dự án tuyệt mật xây ‘mê cung dưới lòng đất’ rộng 800.000m2, hoàn thành sau 7 năm xây dựng khiến cả thế giới kinh ngạc

Phát hiện đường hầm từ thời Trung cổ: Được xây dựng bằng gạch kiên cố, có niên đại gần 900 năm tuổi

Con dốc nằm trên tuyến đường huyết mạch khó đi và thách thức nhất Hà Giang, là nơi 'khiến ngựa chùn bước, khiến người nhức chân'

Tuyến đường sắt cao nhất thế giới chôn 15.000 cây sắt 2 bên hành lang: Mỗi cây sắt dài đến 7m, ẩn chứa những sự thật vô cùng độc đáo

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tuyen-duong-xuyen-bien-24km-co-duong-ham-duoi-nuoc-dai-68km-trang-bi-83-cua-thoat-hiem-lap-ky-luc-the-gioi-ve-lat-nhua-chi-trong-1-ngay-d114604.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tuyến đường xuyên biển 24km có đường hầm dưới nước dài 6,8km, trang bị 83 cửa thoát hiểm, lập kỷ lục thế giới về lát nhựa chỉ trong 1 ngày
POWERED BY ONECMS & INTECH