Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Nga đã tăng tốc lên 9,17% vào tháng 2/2022. Đây là con số cao nhất kể từ tháng 1/2016, khi lạm phát tăng mạnh cho đến năm 2021.
Tỷ lệ lạm phát trên hiện cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 4% của Ngân hàng Trung ương Nga (BOR).
Trước đó, vào tháng 1/2022, tỷ lệ lạm phát ghi nhận là 8,73%.
Tỷ lệ lạm phát tăng vọt được đưa ra trong bối cảnh các lệnh trừng phạt từ phương Tây lên Nga gia tăng và sự thiếu hụt nguyên liệu thô ở nước này từ khi diễn ra xung đột với Ukraine, bất chấp việc BOR đã tăng lãi suất khẩn cấp từ 9,5% lên 20%.
Áp lực tăng lạm phát đến từ giá thực phẩm (11,46% so với 11,09% trong tháng 1), cụ thể là trái cây và rau quả (16,05% so với 16,01%), dịch vụ (6,1% so với 5,38%) và các sản phẩm phi thực phẩm (8,96% so với 8,73% ), chủ yếu là vật liệu xây dựng (22,48% so với 22,8%).
Ở Nga, các nhóm hàng quan trọng nhất trong chỉ số giá tiêu dùng là thực phẩm và đồ uống không cồn (30% tổng trọng lượng) và phương tiện giao thông (14%). Chỉ số này cũng bao gồm: quần áo và giày dép (11%); nhà ở, nước, điện, khí đốt và nhiên liệu khác (11%); các hoạt động giải trí và văn hóa (6 phần trăm), đồ uống có cồn và các sản phẩm thuốc lá (6 phần trăm) và thiết bị gia dụng (6 phần trăm). Y tế, truyền thông, giáo dục, khách sạn, nhà hàng và các hàng hóa và dịch vụ khác chiếm 16 phần trăm tổng trọng lượng còn lại.
Bất ngờ với giá điện: Nhiều quốc gia dự báo giá điện tăng "sốc" cuối năm
Giá năng lượng leo thang: Doanh nghiệp "giàu càng giàu", người tiêu dùng khóc ròng