Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu "hụt hơi"

23-06-2022 16:02|Quỳnh Mai

Theo VASEP, với diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới, nhiều khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nửa cuối năm 2022 sẽ tăng trưởng chậm lại.

Theo Tổng Thư ký VASEP, thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu là vấn đề đầu tiên mà ngành thuỷ sản phải đối mặt trong những tháng tới. Dự báo trong quý III/2022 có thể sẽ thiếu cá tra, tôm nguyên liệu vì thời tiết xấu, dịch bệnh làm giảm sản lượng.

Với hải sản khai thác do giá xăng dầu tăng, ngư dân các tỉnh không dám ra khơi vì lỗ chi phí dẫn đến nguyên liệu ngày càng khó khăn. Trong khi đó, cước vận tải biển tăng gấp 6 - 10 lần so với trước dịch, thiếu container để vận chuyển hàng hoá vẫn chưa được cải thiện cộng với hiệu ứng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến chi phí đầu vào tăng mạnh, ảnh hưởng tới lợi nhuận của người nuôi và doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại các thị trường lớn, lượng tồn kho đang tăng lên, trong khi sức mua giảm do lạm phát tăng cao, do đó việc mua vào đang và sẽ chững lại, không còn sôi động như giai đoạn trước.

Thị trường Mỹ bắt đầu giảm tốc từ tháng 4 trở đi và đang bị tác động mạnh bởi lạm phát, lãi suất tăng. Dự báo việc sụt giảm tiêu thụ tôm và thuỷ sản sẽ kéo dài đến hết quý III/2022 và chủ tăng nhẹ trong những tháng cuối năm do nhu cầu cho mùa lễ hội.

Châu Âu cũng đang trong tình trạng lạm phát và ảnh hưởng trực tiếp từ xung đột Nga - Ukraine dẫn đến bất ổn giá, nhu cầu những tháng tới sẽ giảm và tăng nhẹ vào dịp cuối năm. Ở châu Á, nhu cầu tiêu dùng tại Nhật Bản đang giảm, trong khi Trung Quốc vẫn bị rào cản bởi chính sách kiểm soát COVID-19 khắt khe.

Cá tra Vĩnh Hoàn (VHC) rộng đường vào Mỹ thời Donald Trump

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt hơn 8,3 tỷ USD

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xuat-khau-thuy-san-co-dau-hieu-hut-hoi-137103.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu "hụt hơi"
    POWERED BY ONECMS & INTECH