Lifestyle

Tỷ phú giàu thứ 3 trong lịch sử nhân loại và quan điểm ngược đời: Hổ thẹn vì chết đi vẫn còn giàu!

Quỳnh Châu 12/10/2023 17:00

Tỷ phú Andrew Carnegie đã cho đi hết tài sản của mình trước khi qua đời. Ông cũng yêu cầu gia đình khắc trên bia mộ của mình câu nói để đời trên.

"Vua thép" Andrew Carnegie là đối thủ "sừng sỏ" một thời của ông trùm dầu mỏ Rockefeller, nhiều lần kéo chính Rockefeller khỏi ngôi vị người giàu nhất thế giới. Dù giàu có nhưng ông được nhiều người biết đến hơn nhờ quan điểm từ thiện và những giá trị mà ông để lại sau hơn 1 thế kỷ.

Đổi đời nhờ đầu tư vào chất liệu của tương lai

Andrew Carnegie sinh ngày 25/11/1835 tại Dunfermline (Scotland) trong một gia đình nghèo khó. Cha ông là một thợ dệt thủ công, một nghề thương nghiệp gần như bị loại bỏ bởi công nghiệp hóa. Khi công việc kinh doanh của cha mình thất bại, Carnegie và gia đình phải đối mặt với nạn đói. Mẹ của Andrew Carnegie đã làm việc chăm chỉ để chu cấp cho gia đình. Bà đã vay tiền và để gia đình có một khởi đầu mới tại Mỹ.

c0q4a9tg.png

Carnegie khởi nghiệp từ công việc đầu tiên là công nhân sản xuất ống chỉ, thợ vệ sinh rồi tới nhân viên đưa tin. Nhờ sự tận tụy trong công việc và thái độ cống hiến hết mình, ông được cất nhắc trở thành thư ký riêng của Tổng giám đốc đường sắt Thomas A. Scott. Công việc này đã trở thành bước đệm để Carnegie học hỏi về các khoản đầu tư và cách vận hành doanh nghiệp.

Những năm 1861-1865, nội chiến giữa Liên bang miền Bắc và Liên minh miền Nam nổ ra. Carnegie nhận thấy rằng đất nước cần một cuộc đại tu cơ sở hạ tầng. Với niềm tin đó, ông dành toàn bộ số tiền tích lũy để thành lập một nhà máy sản xuất thép. Công ty của ông nhanh chóng kiểm soát được thị trường kinh doanh sắt và thép trên khắp Hoa Kỳ. Lợi nhuận của công ty Thép Carnegie đạt mức cao nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành. Ông tiếp tục mở rộng mạng lưới nhà máy sản xuất gang, thép, than cốc và đầu máy xe lửa.

Khi mới 35 tuổi, Andrew Carnegie đã mấp mé trở thành tỷ phú của tập đoàn sản xuất gang thép hàng đầu nước Mỹ.

Ngày 4/2/1901, Andrew Carnegie bán thương vụ lớn nhất lúc bấy giờ là công ty thép với giá trị 400 triệu USD cho người khổng lồ ngành tài chính J.P. Morgan. Sau đó, ông trở thành người đàn ông giàu có nhất thế giới.

Sau quãng thời gian này, Andrew Carnegie chuyển mình thành một nhà từ thiện.

Quan điểm sống khác người, áy náy gì quá giàu có

Trong những năm cuối, tài sản của ông tự động tăng lên. Việc kêu gọi từ thiện thực sự của Carnegie không diễn ra ở các thư viện và trường học. Thay vào đó, ông chiến đấu vì hòa bình thế giới. Ông bị gọi là kẻ điên khi yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới áp dụng các kế hoạch tránh chiến tranh. Nhưng Carnegie vẫn tiếp tục.

vua-thep-my.jpg

Lúc hấp hối trên giường bệnh, tỷ phú Andrew Carnegie vẫn tự giận bản thân mình vì số tài sản 30 triệu USD chưa kịp quyên góp hết. Vốn xuất thân từ người nghèo khổ, khi trở nên giàu có, Andrew Carnegie luôn mong muốn dùng tài sản để giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội.

Trong bài luận The Gospel of Wealth năm 1889, Carnegie thể hiện rõ quan điểm người giàu nên dùng tài sản để giúp đỡ xã hội. Ông viết: "Người đàn ông để lại tài sản triệu đô sau khi chết sẽ không được thương tiếc, vinh danh hay ngợi ca. Cái chết giàu sang là cái chết đáng hổ thẹn".

Trước khi từ giã cõi đời, doanh nhân Andrew Carnegie yêu cầu gia đình ông khắc trên bia mộ của mình một câu đơn giản: "The man who dies thus rich, dies disgraced". Tạm dịch "Người chết đi mà vẫn giàu, là chết nhục nhã!".

Sau khi bán hết các công ty và dừng công việc kinh doanh, tỷ phú Andrew Carnegie chuyên tâm cho việc làm từ thiện. Trong 18 năm cuối đời, tổng cộng ông đã quyên góp hết 90% tài sản, tương đương 350 triệu USD để làm từ thiện.

Carnegie cũng tin rằng giáo dục có thể thay đổi xã hội. Khi còn nghèo khó, ông thường đến thư viện công để đọc sách miễn phí. Chính những cuốn sách này đã góp phần giúp Carnegie có kiến thức để sau này thành công.

Do đó, ông đã tài trợ tiền cho hơn 3.000 thư viện trên khắp thế giới, trao những học bổng cho học sinh và quỹ hưu trí cho giáo viên. Có lẽ đáng chú ý nhất, ông đã thành lập Trường kỹ thuật Carnegie để giáo dục tầng lớp lao động Pittsburgh. Các trường đã phát triển thành Đại học Carnegie Mellon (CMU) nổi tiếng thế giới. Khi xây dựng những ngôi trường này, Carnegie nhận xét "trái tim của tôi là trong công việc". Câu nói đã trở thành phương châm của CMU nói chung và cuộc đời ông nói riêng.

Nhưng bất kỳ hành trình nào cũng phải có sứ mệnh. Ông tin rằng, sứ mệnh của các nhà từ thiện là tập trung vào những gì có thể để tạo ra sự khác biệt chứ không chỉ là thỏa mãn niềm đam mê từ thiện.

Andrew Carnegie tin tưởng mạnh mẽ rằng, sự giàu có nên được cho đi trong suốt cuộc đời. Ngày nay, các tỷ phú trên thế giới như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg đã noi gương của ông bằng cách để lại phần lớn tài sản của mình cho xã hội.

Phu nhân tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Người phụ nữ giàu thứ 3 sàn chứng khoán Việt Nam, hơn 30 năm gắn bó với chồng làm nên những điều "kỳ tích"

Tài sản của Elon Musk lập đỉnh mới gần 350 tỷ USD, vượt cả vốn hóa của Big Tech top đầu thế giới

Từ châu Âu trở về, tỷ phú Trần Đình Long đã sẵn sàng cho dự án đường sắt cao tốc 67 tỷ USD

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ty-phu-giau-thu-3-trong-lich-su-nhan-loai-va-quan-diem-nguoc-doi-ho-then-vi-chet-di-van-con-giau-205351.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỷ phú giàu thứ 3 trong lịch sử nhân loại và quan điểm ngược đời: Hổ thẹn vì chết đi vẫn còn giàu!
    POWERED BY ONECMS & INTECH