Sau khi nghỉ hưu, người đàn ông Trung Quốc cảm thấy hối hận vì việc mình đã làm dù có trong tay số tiền tiết kiệm không nhỏ.
Câu chuyện của ông Hà được chia sẻ trên trang Toutiao khiến không ít người quan tâm. Khi nhắc lại quá khứ, ông luôn cảm thấy hối hận vì đã làm việc quá sức. Cuối cùng ông nhận thấy tiền bạc không phải là thứ quan trọng nhất đời.
U70 vẫn cố gắng làm việc, kiếm gần 7 triệu đồng/tháng
Tôi năm nay 69 tuổi, sống tại 1 vùng quê ở Trung Quốc. Hồi còn trẻ, tôi làm công nhân ở 1 xí nghiệp gần nhà, lương không cao nhưng vẫn tiết kiệm được chút tiền. Số tiền ấy tôi để dành lo cho con cái học tập, cưới xin, thậm chí lúc con cái mua nhà riêng cũng hỗ trợ chút ít. Nhìn lại thuở trẻ, tôi luôn tự hào vì không lúc nào mình đầu hàng trước số phận.
Vì dồn hết tiền vào công việc quan trọng trong gia đình, khi nghỉ hưu, tôi không còn tiền trong tài khoản. Hàng tháng tôi chỉ có số tiền lương hưu ít ỏi, khoảng 1.500 NDT (5 triệu đồng). Hàng tháng, số tiền này chỉ đủ để tôi chi trả chi phí sinh hoạt, nếu lỡ đau ốm hay có công việc gì sẽ phải đi vay mượn người khác.
Những ngày nghỉ hưu, cụ ông U70 lo lắng vì không có tiền tiết kiệm. Ảnh minh họa: Internet
Thấy việc này không ổn nếu kéo dài lâu, tôi quyết định sẽ đi làm trở lại để có thêm thu nhập. Tôi nhờ người quen xin việc giúp và làm bảo vệ tại 1 cửa hàng quần áo đầu phố. Công việc không quá bận rộn, cũng không nặng nhọc nên tôi cảm thấy mừng thầm.
Hàng tháng, người ta trả cho tôi khoản lương 2.000 NDT (tương đương 6,9 triệu đồng). Tôi dùng lương hưu để trang trải cuộc sống, còn tiền lương bảo vệ dành dụm làm tiền tiết kiệm. Tôi phải làm ca đêm, bắt đầu từ 3h chiều đến 9h tối. Khi về đến nhà, tôi mới bắt đầu ăn tối, tắm rửa, lúc đó cũng gần đến nửa đêm. Nhận thấy tôi vất vả, con trai, con gái cũng trợ cấp cho tôi 1 khoản tiền nhỏ hàng tháng. Chúng còn động viên tôi nghỉ ngơi, dưỡng già thay vì vất vả ở độ tuổi nghỉ hưu nhưng bản thân không đồng ý.
Bất ngờ ngã bệnh mới nhận ra bài học quý báu
Thấm thoắt cũng 2 năm kể từ ngày tôi nhận việc bảo vệ để kiếm thêm thu nhập. Công việc hàng ngày của tôi vẫn thế, duy chỉ có sức khỏe dường như đang giảm sút dần. Có lẽ vì tuổi tác tăng cao nên cơ thể tôi ngày một uể oải, dễ bị choáng váng khi đi làm. Thời gian làm đêm cũng khiến tôi thường xuyên mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, tinh thần suy kiệt.
Dù cảm thấy những tín hiệu lạ trong cơ thể nhưng tôi vẫn cố gắng làm việc thật chăm chỉ. Tôi nghĩ rằng cho tới cuối đời, tôi vẫn phải lo rất nhiều công việc lớn cần tới tiền nên vẫn phải làm việc. Cho tới 1 ngày, tôi vẫn đi làm như thường lệ nhưng bị choáng váng, hoa mắt khi dắt xe cho khách hàng. Tôi đột ngột ngất lịm đi, tỉnh dậy đã nằm trong bệnh viện.
Vì làm việc quá sức, cụ ông nhận cái kết đắng. Ảnh minh họa: Internet
Sau khi khám tổng quát, bác sĩ nói rằng tôi mắc bệnh rối loạn tiền đình, kèm theo là thiếu máu não. Tuổi cao cùng cường độ làm việc lớn khiến sức khỏe của tôi suy yếu nghiêm trọng. Bác sĩ cho lời khuyên rằng tôi không nên làm việc quá sức vì điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, thậm chí còn đe dọa tính mạng.
Sau trận ốm, tôi tiêu gần hết số tiền tiết kiệm vì phải nhập viện và điều trị dài ngày. Bác sĩ nói rằng tôi già yếu, tuổi cao nên cần chữa trị cẩn thận, theo dõi sức khỏe thường xuyên để tránh nguy hiểm tới tính mạng. Lúc này, tôi mới nhận ra số tiền mình dành dụm bấy lâu nay đã "bay sạch". Chỉ vì muốn có thêm thu nhập mà tôi đánh đổi sức khỏe, không quan tâm cơ thể mình đang trong tình trạng nào. Lúc này, tôi cảm thấy hối hận vì cơ thể không còn sung mãn như xưa.
Cụ ông quyết định không "vắt kiệt sức mình" cho công việc sau trận ốm nặng. Ảnh minh họa: Internet
Tôi nghe lời các con, nghỉ việc tại cửa hàng và tự chăm sóc bản thân mỗi ngày. Ở tuổi này, sức khỏe mới là điều quý giá nhất chứ không phải tiền bạc. Chúng ta không nên đánh đổi sức khỏe, tính mạng của mình để lấy vài đồng bạc và ân hận lúc cuối đời.