Ở thời điểm hiện tại suy thoái kinh tế là một rủi ro đang được quan tâm nhiều nhất của kinh tế thế giới, cùng với lạm phát.
Ngày 13/07/2022 Cục Thống Kê Lao Động Mỹ công bố số liệu lạm phát Mỹ trong tháng 06/2022 tăng ở mức 9,1% yoy, con số cao kỷ lục trong vòng 40 năm trở lại đây.
Trong đó năng lượng, nhà ở và lương thực là ba nhân tố đang tác động mạnh mẽ nhất lên chỉ số lạm phát Mỹ tháng 06/2022, với tỷ trọng lần lượt 3,0%; 1,8% và 1,4%. Tương tự tại Châu Âu, năng lượng (4,2%) và thực phẩm (1,9%) cũng là hai nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất lên chỉ số CPI của khu vực.
Tuy nhiên, dựa vào các phân tích dưới đây, các chuyên gia tại VDSC cho rằng số liệu lạm phát tháng 07/2022 lần công bố tới đây khả năng sẽ được hạ nhiệt.
Về yếu tố giá dầu: trong tháng 06/2022 riêng năng lượng đã đóng góp đến 3,0% trong mức tăng 9,1% lạm phát Mỹ, (tăng giá +41% YoY) hay chiếm đến gần 50% trong số liệu CPI khu vực châu
Âu trong tháng 6.
Tuy nhiên đến thời điểm cuối tháng 07/2022, giá dầu còn ở mức 110 USD/thùng, giảm 11% đã có xu hướng hạ nhiệt từ mức đỉnh 124 USD/thùng giữa tháng 06/2022. Đồng thời nếu so giá dầu thời điểm cuối tháng 07/2022 so với cùng kỳ, mức tăng chỉ còn 44,1% yoy, giảm 8,7% so với mức tăng 52,8% yoy thời điểm cuối tháng 06/2022.
Đồng thời, giá các loại hàng hóa khác cũng cho thấy xu hướng hạ nhiệt theo chỉ số Bloomberg commodity index, chỉ số chung tổng hợp biến động giá các loại hàng hóa.
Tại cuối tháng 7/2022, chỉ số này ở mức 120 điểm, đã giảm 17 điểm so với mức đỉnh giữa tháng sáu. Tham khảo diễn biến giá hàng hóa thực phẩm như: lúa mì (giảm 7%), đậu nành (-2%), gạo (-4%), bột sữa (-9%)… cũng có xu hướng giảm so với thời điểm cuối tháng 06/2022.
Về hoạt động lưu thông hàng hóa là vấn đề lớn nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2020-2021, một trong những nguyên nhân chính khiến giá cả hàng hóa tăng nhanh.
Đến thời điểm tại, theo số liệu của Drewry hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia đã được cải thiện đáng kể. Thời gian vận chuyển tàu container tuyến hàng hải Đông tây đã giảm về mức dưới 20 ngày, giảm 14 ngày, so với con số 34 ngày thời điểm đầu năm.
Về suy thoái: Trong báo cáo GDP Q2/2022 của Bộ thương mại Mỹ cho thấy GDP âm 0,9% yoy, cho thấy theo lý thuyết Mỹ đã rơi vào suy thoái kỹ thuật. Tuy nhiên nếu phân tích xa hơn về 6 tiêu chí đánh giá khả năng suy thoái, thì vẫn có 3/6 chỉ số vẫn đang hoạt động khá tốt.
Ngoài ra, sự vững chắc trong bảng cân đối các tố chức tài chính ở thời điểm hiện tại được đánh giá tốt hơn rất nhiều so với các kỳ suy thoái trước và đồng đô la mạnh đang là sự hỗ trợ tốt cho nền kinh tế Mỹ.
Ở thời điểm hiện tại suy thoái kinh tế là một rủi ro đang được quan tâm nhiều nhất của kinh tế thế giới, cùng với lạm phát. Tuy vậy việc lạm phát khả năng hạ nhiệt kỳ vọng từ tháng 07/2022 và giá dầu tiếp tục giữ hoặc xu hướng giảm, kỳ vọng sẽ giúp Fed có dư địa để xem xét lại mức độ cũng như lộ trình nâng lãi suất để hỗ trợ phục hồi kinh tế tốt hơn.
Giá vàng hôm nay 6/4/2024 kiểm tra mốc 2.300 USD/ounce
Giá vàng hôm nay 7/8: Giá thấp, nhà đầu tư tranh thủ mua vào