Từ nay đến ngày 21/9, số liệu lạm phát tháng 8 (công bố ngày 13/9) sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nâng lãi suất của Fed.
Những ngày qua, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã tăng xấp xỉ 0,6% lên 23.600 (ngày 7/9), cao hơn với mức đỉnh thiết lập vào ngày 20/7.
Diễn biến này gắn liền với việc chỉ số đồng USD tiếp tục tăng thêm 2,6% và đồng NDT mất giá ghi nhận mức giá mạnh 2,2% trong
tháng qua.
Giai đoạn này, việc điều tiết cung tiền qua thị trường mở tiếp tục được NHNN sử dụng nhằm giảm bớt áp lực lên tỷ giá. Lãi suất VND liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm được đẩy mạnh lên 4,5% (tăng 105 điểm cơ bản so với tuần trước), tạo một khoảng cách khá an toàn với lãi suất USD.
Đồng thời, NHNN cũng đã bán một lượng ngoại tệ tương đối lớn trong những ngày qua, cho thấy nhu cầu USD trong hệ thống vẫn cao dù xuất siêu tăng.
Theo các chuyên gia, sức bền của các yếu tố bên trong giúp hỗ trợ ổn định tỷ giá sẽ bị thử thách trong những tháng cuối năm. Những thông điệp Fed đưa ra trong Hội nghị Jackson Hole diễn ra vào cuối tháng 8 khiến thị trường đẩy cao kỳ vọng về mức tăng lãi suất 0,75 điểm % của Fed trước thềm cuộc họp tháng 9.
Tuy nhiên, điều thú vị là sau khi dữ liệu việc làm tháng 8 của Mỹ được công bố với tỷ lệ thất nghiệp tăng, số việc làm mới giảm dù lạm phát tiền lương vẫn duy trì ở mức cao thì xác suất nâng lãi suất 75 điểm cơ bản giảm chỉ còn 58%.
Từ nay đến ngày 21/9, số liệu lạm phát tháng 8 (công bố ngày 13/9) sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nâng lãi suất của Fed.
Nếu nhìn xa hơn, VDSC cho rằng kịch bản nâng lãi suất từ nay đến cuối năm khoảng 125 điểm cơ bản là phù hợp.
Do đó, các chuyên gia kỳ vọng áp lực lên tỷ giá sẽ giảm bớt sau kỳ họp tháng 9 nếu không có yếu tố bất ngờ từ lạm phát.
Đất nước nào tại Đông Nam Á sẽ nhận "kết đắng" nếu Mỹ suy thoái nặng nề?