Xã hội

Vệ tinh bốc cháy, vỡ tan thành nhiều mảnh như ‘quả cầu lửa’ trên bầu trời

Manh Lan 14/11/2024 - 10:25

'Quả cầu lửa' xuất hiện trên bầu trời Mỹ được cho là vệ tinh Starlink cháy trong khí quyển, dấy lên lo ngại về tác động đến tầng ozone và khí quyển Trái Đất.

Hiệp hội Thiên thạch Mỹ (AMS) vừa nhận được 36 báo cáo về hiện tượng một 'quả cầu lửa' bay qua bầu trời các bang Colorado, Kansas, Texas và Oklahoma. Đa phần các báo cáo này tập trung tại khu vực thành phố Oklahoma và khu đô thị Dallas-Fort Worth.

Theo chuyên gia thiên văn và giám sát không gian Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, 'quả cầu lửa' này có thể là dấu vết của vệ tinh Starlink thuộc SpaceX đang cháy trong khí quyển khi rơi xuống Trái Đất. Cụ thể, McDowell cho rằng đó có thể là vệ tinh Starlink-4682, nằm trong nhóm 54 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo vào năm 2022 trong nhiệm vụ Starlink 4-23.

Những người chứng kiến hiện tượng này đã gửi báo cáo đến AMS và mô tả quả cầu lửa là một cảnh tượng đầy ấn tượng. Kevin W., người quan sát tại McKinney, Texas, chia sẻ: "Đây là cảnh tượng tuyệt vời nhất từ trước đến nay".

Nhiều người khác cũng mô tả rằng quả cầu lửa đã vỡ thành nhiều mảnh sáng rực khi bay ngang bầu trời. "Đó là một quả cầu lửa bị phân mảnh. Tôi thấy nó giống như một vùng sáng, sau đó trở nên rõ hơn, là một quả cầu lửa lớn bị vỡ ra", Ryan T., một người quan sát khác ở Kaufman, Texas, cho biết.

Hiện nay, khi số lượng vệ tinh Starlink hồi quyển ngày càng gia tăng do SpaceX phóng chúng hàng tuần, các nhà thiên văn và khoa học môi trường lo ngại về tác động tiềm tàng của những vụ hồi quyển này đối với khí quyển Trái Đất. Khi cháy trong khí quyển, các vệ tinh có thể thải ra oxit nhôm - một chất gây hại cho tầng ozone và làm thay đổi khả năng phản xạ ánh sáng Mặt Trời của khí quyển, dẫn đến biến đổi nhiệt độ ở các tầng khí quyển trên cao. Phó giáo sư Minkwan Kim, chuyên gia vũ trụ học tại Đại học Southampton, Anh, cảnh báo: "Nếu không hành động gì, chúng ta sẽ thấy tác động trên toàn cầu trong vòng 10 năm tới".

Dù các vụ hồi quyển vệ tinh như vậy có thể tạo ra những quả cầu lửa dễ thấy từ mặt đất, phần lớn vệ tinh rơi lại khí quyển một cách lặng lẽ, ít được chú ý. McDowell cho biết, hiện tượng vệ tinh Starlink rơi trở lại khí quyển diễn ra gần như hàng ngày, thậm chí có khi nhiều vệ tinh cùng rơi vào một ngày.

*Theo Space

>> Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam tách khỏi tên lửa, bay vào quỹ đạo hơn một thập kỷ: Đã bay được 53.000 vòng quanh Trái Đất, cung cấp gần 160 nghìn cảnh ảnh

Vệ tinh ‘Made in Vietnam’ đầu tiên tách khỏi tên lửa, bay vào quỹ đạo với vận tốc 7,6 km/giây, gửi tín hiệu đầu tiên sau 25 giờ phóng

Vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới chính thức phóng vào không gian: Mục tiêu trồng cây, xây nhà gỗ trên Mặt Trăng, Sao Hỏa trong 50 năm tới

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/ve-tinh-boc-chay-vo-tan-thanh-nhieu-manh-nhu-qua-cau-lua-tren-bau-troi-130207.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vệ tinh bốc cháy, vỡ tan thành nhiều mảnh như ‘quả cầu lửa’ trên bầu trời
    POWERED BY ONECMS & INTECH