VEAM thường xuyên nhận hàng nghìn tỷ đồng lãi từ hoạt động liên doanh liên kết hàng năm nhờ nắm trong tay "đàn gà đẻ trứng vàng"như Honda, Ford, Toyota.
Tổng Côngty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM – mã chứng khoán VEA) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với nhiều chỉ số tăng mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, tính riêng quý 3 doanh thu thuần đạt 1.232 tỷ đồng, tăng 55% so với doanh thu gần 800 tỷ đồng đạt được quý 3 năm ngoái. Trong khi đó tỷ lệ tăng chi phí vốn thấp hơn, chỉ 47,8% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 160 tỷ đồng, tăng 137% so với cùng kỳ.
Trong quý VEAM ghi nhận khoản doanh thu tài chính 225 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ chủ yếu từ thu lãi tiền gửi.
Các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lãi 1.726 tỷ đồng, tăng đến 163% tương ứng tăng 1.070 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Những nguyên nhân chính trên dẫn tới lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt gần 1.920 tỷ đồng, tăng 156% so với số lãi 750 tỷ đồng đạt được quý 3 năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 doanh thu VEAM đạt 3.480 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Lãi gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 465 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với 9 tháng đầu năm ngoái.
Doanh thu tài chính đạt 593 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Các công ty liên doanh liên kết mang về số lãi 4.615 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.
Những yếu tố chính trên làm cho lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt 5.151 tỷ đồng, tăng 31,6% so với số lãi hơn 3.900 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm 2021.
Nhắc đến VEAM nhà đầu tư ấn tượng trước nhất là khoản lợi nhuận ghi nhận từ công ty liên doanh liên kết. Tư nhiều năm nay VEAM nhận đều đặn hàng nghìn tỷ đồng từ khoản này. Hệ thống các công ty liên doanh liên kết của VEAM gồm CTCP Nakyco, Cơ khí An Giang, VEAM Tây Hồ, Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, Matexim Hải Phòng, Golden City CKV. Trong đó lợi nhuận nhận được chủ yếu từ Honda, Ford và Toyota.
Không chỉ nhận đều đặn cổ tức, lợi nhuận hàng năm, khoản đầu tư vào liên doanh liên kết này cũng đang có giá trị gia tăng lớn. Giá gốc đầu tư vào Honda là gần 360 tỷ đồng, và giá trị tính theo phương pháp chủ sở hữu đang đạt hơn 3.160 tỷ đồng; Giá trị đầu tư gốc vào Toyota gần 288 tỷ đồng và giá trị thực hiện tại khoảng 736 tỷ đồng. Khoản đầu tư gốc vào Ford Việt Nam 375 tỷ đồng và giá trị hiện tại tính theo phương pháp chủ sở hữulaf 638 tỷ đồng.
Thứ 2 nữa, nhắc đến VEAM là nhắc đến tiền. Báo cáo cho thấy VEAM đang nắm giữ khoản tiền rất lớn, gửi ngân hàng và thu lãi đều đặn hàng trăm tỷ đồng. Riêng quý 3 vừa qua VEAM nhận về 226 tỷ đồng doanh thu tài chính, nâng tổng 9 tháng lên gần 600 tỷ đồng, trong đó riêng thu lãi tiền gửi 585 tỷ đồng.
Về tiền, tính đến 30/9/2022 tiền và tương đương tiền của VEAM đạt 2.760 tỷ đồng (tăng gần 2.500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm), trong đó có các khoản tương đương tiền 2.577 tỷ đồng.
Ngoài ra VEAM còn khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 14.927 tỷ đồng (tăng 3.900 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm) – là tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Trong số đó gửi nhiều nhất ở BIDV với số dư hơn 7.600 tỷ đồng, tại Vietinbank hơn 2.200 tỷ đòng, tại Agribank hơn 3.000 tỷ đồng và tại các ngân hàng khác hơn 2.000 tỷ đồng. Tổng tương đương tiền, tiền gửi kỳ hạn tại ngân hàng của VEAM lên đến hơn 17.500 tỷ đồng. Đây là khoản tiền mang về khoản doanh thu tài chính lớn, hàng trăm tỷ đồng cho VEAM.
Nắm trong tay những con “gà đẻ trứng vàng”, VEAM bất ngờ “đoán” lãi giảm những năm tiếp theo
Thêm 1 Tổng Giám đốc bị khởi tố, VEAM (VEA) đang kinh doanh ra sao?
Đề nghị truy tố cựu Tổng Giám đốc công ty ô tô vốn hóa hơn 50.000 tỷ đồng