Sống

Vì sao Gia Cát Lượng chọn phò tá Lưu Bị, dù ông yếu thế hơn so với Tào Tháo và Tôn Quyền?

Nhật Linh 12/09/2023 - 16:38

Trong lịch sử Tam Quốc, rõ ràng Tào Tháo có cơ hội đoạt thiên hạ cao hơn, vậy tại sao Gia Cát Lượng lại giúp đỡ Lưu Bị - người được cho là yếu thế nhất?

Gia Cát Lượng là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt 60 năm. Ông cũng là nhân vật rất quan trọng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Nhìn từ giai đoạn lịch sử Tam Quốc hào hùng, Gia Cát Lượng có thể nói là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, vượt qua mọi yếu tố thời gian để vang danh tới tận ngày nay.

gc 1

Có những ý kiến cho rằng, Gia Cát Lượng lựa chọn phò tá Lưu Bị không chỉ vì lý tưởng Nho gia mà còn bởi Lưu Bị là người có thể giúp cho Gia Cát Lượng điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực. Đó là vấn đề mà hơn 1.800 năm qua, các học giả và nhà sử học Trung Quốc vẫn bàn luận sôi nổi để tìm kiếm lời giải đáp chính xác. Vậy lý do là gì?

Thứ nhất là do phẩm chất của chính Gia Cát Lượng. Ông là chính trị gia, nhà quân sự tài ba được giới trí thức Trung Quốc hết sức sùng bái. Con người Gia Cát lượng hình thành theo khuynh hướng kiểu mẫu, đề cao đạo đức cao thượng, mà theo Nho giáo là trung, hiếu, nhân nghĩa.

Là một trí thức có tầm nhìn xa, Gia Cát Lượng hiểu rõ Hoàng đế Đông Hán thời đó chỉ còn là con rối. Quyền lực thực chất nằm trong tay Tào Tháo. Nếu muốn giữ trọn trung, nghĩa, Cát Lượng không thể phò tá Tào Tháo. Thay vào đó, ông lựa chọn Lưu Bị, người có huyết thống hoàng gia và muốn đánh bại Tào Tháo, khôi phục nhà Hán.

Về cơ bản, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị vì phẩm chất con người và lý tưởng chính trị tương đồng. Cả hai đều có quy tắc, quan niệm sống nhân nghĩa, cam kết phục hưng triều đình nhà Hán.

Một khi trở thành quân sư cho Lưu Bị, thành công của Gia Cát Lượng phụ thuộc chính vào sự nghiệp Lưu Bị, thất bại cũng là vì Lưu Bị. Gia Cát Lượng sẵn sàng bước vào cuộc đấu tranh vì lý tưởng bên cạnh Lưu Bị, bất chấp khả năng thất bại rất lớn. Nhưng chỉ cần một tia hy vọng, Gia Cát Lượng vẫn sẽ cố gắng hết mình, thậm chí cả việc phải trả giá bằng tính mạng.

gc 2

Thứ hai, con người Tào Tháo, Tôn Quyền không phù hợp với Gia Cát Lượng. Bản chất Tào Tháo độc ác, xảo quyệt, đa nghi, lại nuôi mộng bá quyền, chi phối bằng quyền lực chính trị và không được lòng dân. Sự khác biệt trong tư tưởng cốt lõi khiến Gia Cát Lượng và Tào Tháo không thể đi chung một con đường. Tôn Quyền được tiếng là quân chủ nhân từ, nhưng không tham vọng, Gia Cát Lượng đi theo sẽ bỏ lỡ tương lai lớn của mình. Hơn nữa, người anh cả của ông là Gia Cát Cẩn đang phò tá Tôn Quyền, đây có lẽ là nguyên nhân lớn nhất khiến Gia Cát Lượng không về với Tôn Quyền.

Thứ ba, phò tá Lưu Bị sẽ giúp Gia Cát Lượng có cơ hội phát triển. Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.

Mặc dù Lưu Bị tạo lập được danh vọng, song trước khi có được Gia Cát Lượng, thì Lưu không có nhiều quân sư xuất chúng bên mình. Nếu Khổng Minh về phò tá Lưu Bị, thì toàn bộ quá trình từ thoát ly khó khăn, ổn định lực lượng, phát triển hùng mạnh cho tới thống nhất thiên hạ, ông có thừa "sân khấu" để phô diễn hết tài năng của mình.

Đồng thời, tuy không có quân sư xuất sắc, nhưng ngược lại, Lưu Bị sở hữu một dàn võ tướng tài giỏi như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Gia Cát Lượng trở thành quân sư của Lưu Bị thì những hổ tướng này đều thuộc quyền sai khiến của ông.

Ngoài ra, khi Gia Cát Lượng đi sứ Đông Ngô trước trận đại chiến Xích Bích, ông từng được Trương Chiêu dụ dỗ sang phò tá Tôn Quyền. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng một mực khước từ và nói rằng: "Tôn Quyền là một chủ nhân tốt, nhưng không thể phát huy hết tài năng của ta". Câu nói này được cho là đã lộ ra "tham vọng" của Gia Cát Lượng.

gc 3

Nhiều học giả Trung Quốc nhận định, mặc dù Khổng Minh đã quyết tâm theo Lưu Bị ngay từ khi còn ở ẩn, song ông cũng không vội vàng xuống núi. Bởi Gia Cát Lượng vẫn còn hoài nghi rằng, không biết Lưu Bị có nhận ra khả năng của mình hay không, chính vì vậy ông đã đợi đến lúc Lưu Bị ba lần đến nhà tranh (tam cố thảo lư) để mời mình xuống núi.

Tại sao Gia Cát Lượng trước khi chết hô to tên của một người bí ẩn và ngậm bảy hạt gạo sau khi chết?

Ly kỳ những ngôi mộ bí ẩn nhất lịch sử Trung Hoa: Người được thờ bằng mộ giả, nơi chứa đựng 800 tấn châu báu

Lời tiên tri ứng nghiệm của Gia Cát Lượng về cuộc đời của Võ Tắc Thiên khiến hậu thế ngỡ ngàng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-sao-gia-cat-luong-chon-pho-ta-luu-bi-du-ong-yeu-the-hon-so-voi-tao-thao-va-ton-quyen-d108372.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vì sao Gia Cát Lượng chọn phò tá Lưu Bị, dù ông yếu thế hơn so với Tào Tháo và Tôn Quyền?
    POWERED BY ONECMS & INTECH