Thế giới

Vị vua để lại 43.000 bài thơ nhưng chẳng ai muốn đọc, là 'thi bá’ tệ nhất trong lịch sử triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Hoa

Loan Loan 04/05/2025 - 19:39

Là một vị Hoàng đế tài ba, Càn Long nổi tiếng với nhiều cái nhất: sống thọ nhất, cai trị lâu nhất và phong lưu nhất. Thế nhưng, ít ai biết rằng, ông còn là người sở hữu nhiều bài thơ dở nhất trong lịch sử triều đại nhà Thanh.

Trong suốt 60 năm trị vì, Hoàng đế Càn Long đã để lại kho tàng thơ ca đồ sộ với hơn 43.000 bài thơ - con số khiến bất kỳ nhà thơ nào cũng phải kinh ngạc. Thế nhưng, trái ngược với khối lượng đồ sộ ấy, chất lượng của những bài thơ lại là điều khiến hậu thế ngỡ ngàng. Giới nghiên cứu văn học gần như nhất trí rằng: trong số các bậc quân vương thi sĩ, thì Càn Long là người viết nhiều mà… dở nhất.

Việc các hoàng đế Trung Hoa cổ đại viết thơ không hề hiếm. Lý Tĩnh, vị vua thứ hai của nước Nam Đường trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, và con trai kiêm người kế vị của ông là Lý Dự, đều được công nhận là những nhà thơ vĩ đại. Ấy vậy mà những lời khen lại ít được dành cho Càn Long, khi những bài thơ của ông được viết như những bài luận, sử dụng rất nhiều trợ từ thừa thãi, khiến người đọc cảm thấy khó hiểu.

Vị vua để lại 43.000 bài thơ nhưng chẳng ai muốn đọc, là 'thi bá’ tệ nhất trong lịch sử triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Hoa: - ảnh 1

Chân dung vua Càn Long. Ảnh: Britannica.

Không ít bài thơ của ông được ví như bài tập làm văn của học sinh tiểu học, trong đó nổi tiếng nhất là “Phi Tuyết” (Tuyết Bay) - một bài thơ đếm bông tuyết rơi với ngôn ngữ có phần quá đơn giản, thiếu hình ảnh và chiều sâu nghệ thuật. Bài thơ có nội dung như sau:
"Nhất phiến, nhất phiến, hựu nhất phiến,
Lưỡng phiến, tam phiến, tứ, ngũ phiến
Lục phiến, thất phiến, bát cửu phiến,
Phi nhập mai hoa đô bất kiến".
("Một bông, một bông, lại một bông,
Hai bông, ba bông, bốn, năm bông
Sáu bông, bảy bông, tám, chín bông,
Tất cả đều bay vào đám lau sậy đang nở hoa và biến mất".)

>> Hiểm họa từ nơi không ngờ tới: Sạc dự phòng phát nổ khiến máy bay bung nóc, bốc cháy dữ dội khiến 176 người sơ tán khẩn cấp

Nếu không có dòng thơ cuối cùng, có lẽ người ta sẽ không biết đây là một bài thơ. Nhưng dòng cuối cùng này thậm chí có thể không phải do chính Càn Long viết. Một số câu chuyện dân gian nói rằng đó là do vị quan Ji Yun, một nhà văn nổi tiếng thời nhà Thanh, đã hoàn thành nốt bài thơ sau khi hoàng đế viết ba dòng đầu tiên. Những người khác lại cho rằng vị quan Li Yon là người viết thêm câu thơ cuối vì thấy bài thơ quá nông cạn.

Vị vua để lại 43.000 bài thơ nhưng chẳng ai muốn đọc, là 'thi bá’ tệ nhất trong lịch sử triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Hoa: - ảnh 2

Một tập thơ được đóng dấu của Càn Long. Ảnh: People Visual.

Bài thơ này từng được đưa vào sách giáo khoa Trung Quốc dành cho trẻ em vì dễ nhớ, dễ hiểu bởi cấu trúc mang tính liệt kê, đếm số, hình ảnh tuyết rơi nhưng không có cảm xúc, biểu tượng hay triết lý nào rõ ràng. Nhiều học giả coi đây là một ví dụ điển hình cho việc Càn Long làm thơ như một hành vi mang tính hình thức, hơn là biểu hiện của cảm hứng nghệ thuật đích thực.

Hoàng đế Càn Long còn từng bị nghi ngờ thuê người viết thay. Đã từng có nhiều lời đồn xoay quanh việc Shen Deqian - một viên quan triều đình thời nhà Thanh - đã viết thuê rất nhiều bài thơ cho hoàng đế, do đó được Càn Long ưu ái. Bản thân Càn Long cũng không ngại thừa nhận việc thuê người viết thơ. Vào năm thứ hai trị vì, Hoàng đế Càn Long đã xuất bản một tập thơ có tên là Toàn thư tại Lạc Sơn điện, và viết trong lời tựa: "Từ nay trở đi, ngay cả khi ta có tác phẩm mới, một số có thể là do các vị quan khác sáng tác”.

Vị vua để lại 43.000 bài thơ nhưng chẳng ai muốn đọc, là 'thi bá’ tệ nhất trong lịch sử triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Hoa: - ảnh 3

Hoàng đế Càn Long không được đánh giá cao về mảng thơ ca. Ảnh: Wikimedia Commons.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Càn Long là một vị hoàng đế rất có tâm với văn hóa và nghệ thuật. Chính ông là người đã cho biên soạn “Tứ Khố Toàn Thư” - bộ bách khoa toàn thư đồ sộ nhất trong lịch sử Trung Quốc, và là người bảo hộ cho nhiều công trình thư tịch quý báu.

Ở Trung Hoa cổ đại, viết thơ là một biểu hiện của người có học thức. Có lẽ, trong tâm thế của một vị vua "muốn lưu danh muôn thuở", Càn Long đã cố biến mình thành thi sĩ - nhưng lại bất đắc dĩ trở thành nhà thơ tệ nhất trong lịch sử phong kiến phương Đông.

Theo: The World Of Chinese.

>> Robot cao 70cm rủ 12 robot khác đào tẩu khỏi nơi làm việc, khiến giới công nghệ sửng sốt

Phát hiện 'kho báu' nguồn gốc Trung Quốc trên gác mái, một gia đình kiếm được 480 tỷ đồng

Cặp đôi dùng bình cổ hơn 21 tỷ đồng để chặn cửa mà không biết

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/vi-vua-de-lai-43000-bai-tho-nhung-chang-ai-muon-doc-la-thi-ba-te-nhat-trong-lich-su-trieu-dai-phong-kien-cuoi-cung-cua-trung-hoa-141654.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vị vua để lại 43.000 bài thơ nhưng chẳng ai muốn đọc, là 'thi bá’ tệ nhất trong lịch sử triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Hoa
    POWERED BY ONECMS & INTECH