Việt Nam có loài chồn bay quý hiếm bậc nhất thế giới được đưa vào Sách đỏ, có thể ‘bay’ xa tới 70m

12-04-2024 08:18|Nhật Linh

Loài này thường hoạt động vào ban đêm, ‘‘thoắt ẩn thoắt hiện” nên rất khó để bắt gặp.

Loài chồn bay Sunda, hay còn được biết đến là chồn bay Malaya, vượn cáo bay Colugo, hoặc đơn giản là chồn bay, có tên khoa học là Galeopterus variegatus. Đây là một trong những loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ của Việt Nam. Là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm 1, việc săn bắt hoặc mua bán chồn bay Sunda đều bị pháp luật nghiêm cấm.

Loài chồn bay Sunda là một trong những loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ của Việt Nam

Loài chồn bay Sunda là một trong những loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ của Việt Nam

Hiện nay, trên thế giới chỉ còn tồn tại hai loài chồn bay, bao gồm chồn bay Philippines (sống trên các đảo phía nam của Philippines) và chồn bay Sunda, phân bố ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm các quốc gia như Việt Nam, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và Campuchia. Đây cũng là họ duy nhất và gồm một giống duy nhất phân bố ở rừng mưa nhiệt đới Việt Nam.

Dù được gọi là chồn bay, nhưng thực tế, những con chồn bay Sunda không thể bay được. Chúng chỉ có thể lượn và di chuyển từ cành cây này sang cành cây khác. Chồn bay di chuyển trên cành cây thành thạo và có thể 'bay' xa tới khoảng cách 70m từ cây này sang cây khác. Chồn bay thường dành phần lớn thời gian trong ngày cuộn tròn trong các hốc cây hoặc treo lơ lửng dưới cành cây.

Hiện nay, trên thế giới chỉ còn tồn tại hai loài chồn bay

Hiện nay, trên thế giới chỉ còn tồn tại hai loài chồn bay

Giữa hai chân của loài chồn này có một lớp da thừa, giống như hai cái cánh. Chúng ưa thích ăn hoa, quả, chồi và lá non. Điểm đặc biệt của chồn bay là khả năng định vị tuyệt vời. Trong bóng tối, chúng cũng có thể lướt qua từ cành này sang cành khác mà không gặp khó khăn. Ngoài ra, chồn bay Sunda cũng dễ dàng vượt qua những khu rừng rậm rạp một cách dễ dàng.

Dù được gọi là chồn bay, nhưng thực tế, những con chồn bay Sunda không thể bay được

Dù được gọi là chồn bay, nhưng thực tế, những con chồn bay Sunda không thể bay được

Màng lượn của chồn bay kéo dài từ xương bả vai đến bàn chân trước, từ đầu ngón tay phía sau đến đầu ngón chân và từ chân sau đến đầu đuôi. Giữa các ngón tay và ngón chân của chồn bay có màng. Chính vì điều này, chúng từng được coi là họ hàng gần của dơi.

Chồn bay có thời gian mang thai khoảng 60 ngày, chúng chỉ đẻ 1 con/lứa và chăm sóc con theo cách tương tự như các loài thú có túi

Chồn bay có thời gian mang thai khoảng 60 ngày, chúng chỉ đẻ 1 con/lứa và chăm sóc con theo cách tương tự như các loài thú có túi

Chồn bay có thời gian mang thai khoảng 60 ngày, chúng chỉ đẻ 1 con/lứa và chăm sóc con theo cách tương tự như các loài thú có túi. Những con chồn sơ sinh sẽ bám chặt vào bụng của mẹ suốt 6 tháng đầu đời. Chồn mẹ sẽ cuộn đuôi và gấp chiếc màng lượn của mình tạo thành một chiếc túi, trong đó che chở con của mình.

Chồn mẹ sẽ cuộn đuôi và gấp chiếc màng lượn của mình tạo thành một chiếc túi, trong đó che chở con của mình

Chồn mẹ sẽ cuộn đuôi và gấp chiếc màng lượn của mình tạo thành một chiếc túi, trong đó che chở con của mình

Hiện nay, chồn bay đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do sự săn bắt của con người. Việt Nam đã đưa loài này vào Sách đỏ và tiến hành các nỗ lực bảo tồn. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã từng đánh giá rằng đây là loài dễ bị tổn thương do nạn săn bắt và mất môi trường sống.

>> Khám phá hang động là tiên cảnh trong lòng Di sản thế giới rộng gần 700m2, vách đá có loài thạch sùng quý hiếm

Phát hiện nhiều cá thể bò tót quý hiếm tại Vườn quốc gia Phước Bình

Bí mật loài động vật có xương sống nhỏ nhất thế giới, dài chưa đến 1cm

Dòng sông ngắn nhất Việt Nam chỉ dài gần 7km, là thủy phận của loài ‘quái ngư’ quý hiếm

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-co-loai-chon-bay-quy-hiem-bac-nhat-the-gioi-duoc-dua-vao-sach-do-co-the-bay-xa-toi-70m-d120279.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Việt Nam có loài chồn bay quý hiếm bậc nhất thế giới được đưa vào Sách đỏ, có thể ‘bay’ xa tới 70m
POWERED BY ONECMS & INTECH