Du ngoạn

Việt Nam có một điểm đến gần 200 năm tuổi nơi 'đất võ, trời văn' gắn liền với sự ra đời của chữ Quốc ngữ, mang vẻ đẹp hiếm nơi nào có được

Linh Chi 27/07/2024 09:00

Không chỉ có cảnh quan ấn tượng với cánh đồng lúa xanh ngát bao quanh, Tiểu chủng viện Làng Sông còn có kiến trúc vô cùng độc đáo, hấp dẫn cùng giá trị văn hóa lớn.

Bình Định từ lâu được gọi là vùng đất "trời văn, đất võ" của Việt Nam. Tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam vốn nổi tiếng với truyền thống thượng võ đã trở thành bản sắc riêng. Bình Định cũng là nơi nuôi dưỡng, phát triển tài năng của nhiều nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc.

Ít ai biết, Bình Định cũng là nơi lưu dấu hành trình đầu tiên của Chữ Quốc ngữ từ đầu thế kỷ 17. Tiểu chủng viện Làng Sông nằm ở thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km về hướng Đông Bắc. Không chỉ có cảnh quan ấn tượng với cánh đồng lúa xanh ngát bao quanh, Tiểu chủng viện Làng Sông còn có kiến trúc vô cùng độc đáo, hấp dẫn cùng giá trị văn hóa lớn.

Tiểu chủng viện Làng Sông được bao quanh bởi cánh đồng lúa. Ảnh: Người lao động

Tiểu chủng viện Làng Sông được bao quanh bởi cánh đồng lúa. Ảnh: Người lao động

Tiểu chủng viện Làng Sông được thành lập vào khoảng 1841 - 1850. Ban đầu, nơi đây chỉ là mái nhà tranh, vách phên tre vô cùng đơn sơ. Đến năm 1927, tiểu chủng viện được xây lại khang trang, nằm trên khu đất có diện tích 2.000m2. Tiểu chủng viện được xây dựng theo phong cách Gothic - lối kiến trúc đặc trưng của nhà thờ, cung điện ở châu Âu.

Tiểu chủng viện có các công trình chính là nhà nguyện ở giữa, hai bên là hai dãy nhà lầu - nơi làm việc, học tập của các tu sĩ. Phía trước có sân cỏ và những hàng cây sao, sân sau trồng hoa.

Toàn cảnh Tiểu chủng viện Làng Sông. Ảnh: VOV

Toàn cảnh Tiểu chủng viện Làng Sông. Ảnh: VOV

Cung thánh là nơi trang trọng nhất của thánh đường. Nơi đây được thiết kế với đường nét chạm trổ tinh xảo. Phía sau là các tượng nhỏ hơn cùng các phù điêu đắp nổi tinh tế. Hai bên hông của thánh đường được trang trí bằng những khung ô đối xứng, các bông gió trang trí và hoa văn họa tiết, cổng vòm nhọn quen thuộc trong lối kiến trúc Gothic.

Đây là nơi đào tạo các tu sĩ. Sau khi hoàn thành học tập ở đây, các tu sĩ sẽ tiếp tục học tại đại chủng viện để trở thành linh mục. Có thời điểm, tiểu chủng viện thu hút gần 200 tu sĩ từ khắp các tỉnh Trung Trung bộ về sinh sống và học tập.

Cái nôi của chữ quốc ngữ

Tiểu chủng viện Làng Sông là nơi đặt một trong ba cơ sở in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Gồm nhà in Tân Định (Sài Gòn), nhà in Ninh Phú (Hà Nội) và nhà in Làng Sông (Bình Định).

Các ấn phẩm được in ở Làng Sông. Ảnh: VOV

Các ấn phẩm được in ở Làng Sông. Ảnh: VOV

Theo các tài liệu để lại, nhà in Làng Sông được xây dựng năm 1872. Đến năm 1885 bị phá hỏng. Năm 1904, Đức cha Damien Grangeon Mẫn tái thiết lại nhà in Làng Sông. Tiếp đó, giao cho cha Paul Maheu làm giám đốc.

Cha Paul Maheu học nghề in tại Hồng Kông, thông thạo về kỹ thuật in ấn nên rất thông thạo công việc. Năm 1922, nhà in Làng Sông in 18.000 tờ báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác.

Tổng cộng một năm, nhà in Làng Sông in ấn 63.185 ấn phẩm với 3.407.000 trang in.

Đến năm 1936, nhà in Làng Sông được dời về Quy Nhơn.

Hiện tại, ở khu vực nhà in cũ đã xây dựng một tòa nhà trưng bày các ấn phẩm, hình ảnh về hoạt động của nhà in Làng Sông. Công trình có kiến trúc tương đồng với tiểu chủng viện. Trong phòng trưng bày có lưu giữ hơn 200 tài liệu, sách vở nguyên bản, tái bản hoặc bìa sách, đặc biệt có những cuốn mang giá trị lớn như "Tập đọc", "Tập đánh vần ABC", "Tục ngữ An Nam"... Các tài liệu được bảo quản cẩn thận trong tủ kính.

Điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Bên trong tiểu chủng viện Làng Sông. Ảnh: Người lao động

Bên trong tiểu chủng viện Làng Sông. Ảnh: Người lao động

Với nét kiến trúc độc đáo cùng giá trị văn hóa, lịch sử lớn, tiểu chủng viện Làng Sông trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng của Bình Định. Nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc cổ, tận hưởng không gian xanh mát của thiên nhiên và tìm hiểu về lịch sử của chữ Quốc ngữ.

Khung cảnh Tiểu chủng viện Làng Sông. Ảnh: Người lao động

Khung cảnh Tiểu chủng viện Làng Sông. Ảnh: Người lao động

Hàng cây sao trăm năm tuổi trong tiểu chủng viện Làng Sông. Ảnh: Người lao động

Hàng cây sao trăm năm tuổi trong tiểu chủng viện Làng Sông. Ảnh: Người lao động

Tiểu chủng viện Làng Sông chỉ cách TP.Quy Nhơn chưa đầy 30 phút xe máy, đường đi khá thuận tiện nên mọi người có thể chủ động trong việc lựa chọn phương tiện phù hợp. Đến với tiểu chủng viện, không ít người trầm trồ trước nét cổ kính đậm chất châu Âu. Nhiều bạn trẻ tìm tới tham quan, chụp hình vào dịp cuối tuần… Rất nhiều bộ ảnh cưới đã lấy Tiểu chủng viện Làng Sông làm bối cảnh.

>>Ngôi chùa nổi tiếng ở vùng 'đất võ, trời văn' của Việt Nam, sở hữu tượng Phật ngồi từng lớn nhất Đông Nam Á được tạo thành từ 7.600 mảnh ghép

Đường đèo 155 triệu USD nối liền Gia Lai và Bình Định đang gặp phải 'nút thắt' tiến độ

Bình Định 'ngỏ ý' mời doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư trung tâm dữ liệu hơn 46ha

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-co-mot-diem-den-gan-200-nam-tuoi-noi-dat-vo-troi-van-gan-lien-voi-su-ra-doi-cua-chu-quoc-ngu-mang-ve-dep-hiem-noi-nao-co-duoc-d128731.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam có một điểm đến gần 200 năm tuổi nơi 'đất võ, trời văn' gắn liền với sự ra đời của chữ Quốc ngữ, mang vẻ đẹp hiếm nơi nào có được
    POWERED BY ONECMS & INTECH