Điểm đến

Việt Nam có ngôi chùa sở hữu hành lang La Hán 234 gian với hơn 500 pho tượng tạc từ đá dài nhất châu Á

Quỳnh Như 10/11/2023 15:30

Hành lang La Hán có tổng cộng 234 gian, dài gần 3km, với 500 pho tượng do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân chế tác.

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách TP Ninh Bình 12km. Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, cách Hà Nội 95km. Nằm trong vùng đất cố đô xưa, chùa Bái Đính là điểm du lịch trọng điểm nổi tiếng không những với du khách trong nước mà cả du khách nước ngoài.

Ngôi chùa của những kỷ lục

Chùa Bái Đính hiện nay bao gồm Bái Đính cổ tự (do Quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập) và Bái Đính tân tự (được trùng tu và mở rộng từ năm 2003 tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích hơn 1.000 ha). Đây là khu du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng nằm trong quần thể danh thắng Tràng An - Bái Đính. Năm 2014, quần thể danh thắng Tràng An (trong đó có chùa Bái Đính) được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam về văn hóa và thiên nhiên.

Empty

Chùa Bái Đính được trùng tu và mở rộng với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Các hạng mục công trình đồ sộ, tiêu biểu tại chùa có thể kể đến như: điện Tam Thế, điện Giáo Chủ, điện Quán Âm, tháp Báo Thiên, gác chuông, Bát Chính đạo…

Sự đồ sộ của công trình Phật giáo này khiến bất kỳ du khách nào lần đầu tham quan cũng không khỏi choáng ngợp. Nổi bật nhất chùa Bái Đính là tháp Báo Thiên với chiều cao 100m, 13 tầng. Đây là an vị xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ. Từ trên tầng 13 của tháp, du khách được ngắm trọn vẹn quần thể chùa Bái Đính.

Empty

Đặc biệt, Bái Đính là ngôi chùa lưu giữ nhiều kỷ lục Việt Nam, châu Á và Đông Nam Á. Kỷ lục ấn tượng đầu tiên có thể kể tới là hành lang La Hán dài nhất châu Á. Hành lang có 234 gian, dài gần 3km, với 500 pho tượng La Hán do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) chế tác.

Hành lang La Hán chùa bái đính

Bên cạnh hành lang La Hán, về với chùa Bái Đính, điều khiến du khách choáng ngợp còn có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng Phật Di Lặc lớn nhất nước hay tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt, nghìn tay bằng đồng lớn nhất Việt Nam…

Trong đó, tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam cao 10m, nặng 100 tấn, được thờ tại điện Giáo Chủ. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng, dài đến 13,5m; 4 gian 2 bên, mỗi gian dài 8,13m. Trong điện có 56 cột bê tông cốt thép, gồm 2 hàng cột cái ở giữa, mỗi hàng 4 cột; 2 hàng cột trung, mỗi hàng 4 cột; cột con ở 4 phía gồm 20 cột; cột hiên ở 4 phía gồm 20 cột. Bên phải của điện thờ Tôn giả A Nan bằng đồng dát vàng cao 7,7m và nặng 30 tấn. Bên trái của điện thờ Tôn giả Ca Diếp bằng đồng dát vàng cao 7,7m và nặng 30 tấn.

Tượng Phật Di Lặc được đặt trên đồi cao khoảng 100m so với sân chùa. Đó là Phật Vị Lai, đúc bằng đồng nguyên khối cao 10m, nặng 80 tấn với dáng vẻ vô tư lự mang bình an, niềm vui đến mọi người, mọi nhà. Tượng được xác lập kỷ lục "Pho tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á".

Tượng Phật Di Lặc

Sẽ là thiếu sót nếu nhắc tới kỷ lục của chùa Bái Đính mà không đề cập đến tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt, nghìn tay bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam. Tượng nặng 90 tấn, cao 10m, được thờ trong điện Quán Âm. Điện được xây dựng bằng 900m3 gỗ. Bên phải của điện thờ tượng Đại Thế Chí Bồ Tát, bên trái của điện thờ tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, mỗi tượng cao 10m, nặng 4 tấn. Hai pho tượng này tạc từ cây gỗ nguyên khối tồn tại khoảng nghìn năm được người dân vớt dưới sông Hồng tiến cúng về chùa Bái Đính.

Những địa điểm tham quan quanh chùa Bái Đính

Đến chùa Bái Đính, du khách có thể ưu tiên tham quan một số điểm nổi bật với nhiều câu chuyện truyền thuyết kỳ bí.

Hang sáng, động tối

Hang sáng, động tối

Vượt qua 300 bậc đá lên tới cổng tam quan, chưa rẽ vào cổng vội nhìn sang bên cạnh dốc có một ngã ba là lối dẫn hang sáng và động tối. Hang sáng là nơi thờ Thần và Phật, đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần uy nghiêm vẻ mặt dữ dằn, sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật.

Phía bên động tối được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng tạo khung cảnh khá huyền ảo, phía trên các mảng đá thạch nhũ hình thành theo mạch nước ngầm. Các bậc tháng của lối đi được trang trí sinh động bằng hình rồng uốn lượn.

Đền thờ thánh Nguyễn

Cũng từ ngã ba đầu dốc (hướng lên cổng tam quan) đi vào là đến thờ thánh Nguyễn. Ngôi đền là một hạng mục kiến trúc thuộc quần thể chùa Bái Đính được xây dưng theo thế tựa núi nhìn sông. Trong đền thờ đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Ông không chỉ là một danh ý nổi tiếng bốc thuốc cứu chữa giúp đỡ người dân mà ông còn được tôn là tổ sư nghề đúc đồng.

Giếng Ngọc

Giếng Ngọc

Nơi đây tương truyền thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Xung quanh lan can đá tạo thành một vòng rộng lớn, đứng từ trên đại điện nhìn xuống giếng Ngọc nổi bật giữa khuôn viên rộng lớn cây xanh bao phủ, màu nước xanh ngọc bích là điểm nhấn trong tổng thể chùa Bái Đính. Đây còn là giếng chùa được ghi nhận kỉ lục lớn nhất Việt Nam.

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính mới còn nổi tiếng với nhiều hạng mục công trình có tầm vóc lớn trong khu vực Đông Nam Á. Chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam có chiều cao 5,5 m, đường kính rộng 3,5 m và có khối lượng đến 36 tấn. Chuông đồng được chạm khác nhiều mảng cổ tự bằng chữ Hán và trang trí các hình rồng nổi vô cùng sinh động.

Đến chùa Bái Đính bằng cách nào?

chùa Bái Đính 3

Chùa Bái Đính chỉ cách Hà Nội chừng 96km về hướng Nam, du khách có thể đi chùa Bái Đính từ Hà Nội bằng nhiều cách. Dưới đây là một số cách di chuyển phổ biến có thể tham khảo:

Di chuyển bằng xe khách: Từ Hà Nội dung khách có thể mua vé các chuyến xe đi Ninh Bình từ các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Cứ tầm 20 phút là có một chuyến chạy, giá vé khoảng 70.000 - 80.000 đồng/người. Xuống xe tại bến xe Ninh Bình, du khách tiếp tục bắt xe bus hoặc taxi khoảng 130.000 đồng/ lượt để tới khu chùa Bái Đính.

Di chuyển bằng xe máy: Nếu muốn tiết kiệm chi phí và chủ động hơn khi di chuyển, du khách nên đi bằng xe máy đến Ninh Bình. Di chuyển bằng cách này, du khách đi theo tuyến đường QL1A đến trung tâm thành phố sau đó đi theo biển chỉ dẫn để đến Bái Đính.

Di chuyển bằng tàu hỏa: Di chuyển bằng cách này khá thú vị, du khách lên tàu từ ga Hà Nội và xuống tàu ở ga Ninh Bình. Từ đây, du khách tiếp tục bắt taxi đi đến Bái Đính. Giá vé tàu dao động từ 70.000 – 120.000 đồng/người tùy theo hạng chỗ ngồi.

Ngôi chùa có tòa bảo tháp chính thờ xá lợi Phật quy mô lớn nhất Việt Nam, là chùa "không nhang khói" lọt vào top đẹp nhất thế giới

Ngôi chùa được ví như một góc “Đà Lạt thu nhỏ trên miền Kinh Bắc”, chứa cả đại hồng chung hơn 200 tuổi

Ngôi chùa sừng sững trên dòng sông dài nhất Trung Quốc, hé lộ bí ẩn dưới mặt nước khiến bất chấp lũ lụt suốt 700 năm vẫn không hư hại

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-co-ngoi-chua-so-huu-hanh-lang-la-han-234-gian-voi-hon-500-pho-tuong-tac-tu-da-dai-nhat-chau-a-d111229.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Việt Nam có ngôi chùa sở hữu hành lang La Hán 234 gian với hơn 500 pho tượng tạc từ đá dài nhất châu Á
POWERED BY ONECMS & INTECH