Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong số 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công bố, Thành phố Hà Nội, các tỉnh Điện Biên và Ninh Bình mỗi địa điểm đóng góp 2 di sản, Thanh Hóa và Bình Định mỗi tỉnh đóng góp 1 di sản.
Theo đó, 8 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này gồm:
- Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Quang Trung ở Lạch Bạng và Cù Lao Biện (Biện Sơn) phường Hải Thanh và xã Nghi Sơn, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Nghề thủ công truyền thống Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội.
- Lễ hội truyền thống Hội làng Văn Giang - Nam Dương, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội.
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, tỉnh Ninh Bình.
- Tri thức dân gian Nghề làm bánh Khẩu xén, bánh Chí chọp của người Thái trắng, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
- Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
- Nghề thủ công truyền thống Nghề thêu - ren Ninh Hải, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Nghề thủ công truyền thống Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Chủ tịch UBND tại các cấp, nơi có di sản văn hóa phi vật thể được liệt kê trong Danh mục cần thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Việc được công nhận di sản sẽ là cơ hội để các địa phương nâng tầm giá trị của di sản, hỗ trợ cộng đồng địa phương có thêm động lực để "biến di sản thành tài sản", đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch.
Tỉnh miền Trung là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam sẽ lên thành phố trực thuộc TW
Hệ thống giếng cổ 5.000 năm tuổi không cạn nước của Việt Nam, là di sản ‘có một không hai’