Bất động sản

Việt Nam dự kiến sẽ để 6 tỉnh/thành này được hưởng cơ chế đặc thù sau sáp nhập

Hải Đăng 20/05/2025 11:00

Chính phủ hiện đang đề xuất Quốc hội cho phép một số tỉnh/thành của Việt Nam được hưởng các cơ chế và chính sách đặc thù sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Vào sáng ngày 19/5, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình Quốc hội tờ trình về việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế đặc thù tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Theo đó, Nghị quyết 60 của Trung ương khóa XIII đã nêu rõ việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp gồm: Tỉnh/TP trực thuộc Trung ương và cấp xã.

Theo đó, từ ngày 1/7, đơn vị hành chính cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động.

>> Việt Nam sẽ có tòa tháp biểu tượng tại khu đất vàng Thủ Thiêm do Tập đoàn Trump xây dựng?

Việt Nam dự kiến sẽ để 6 tỉnh/thành này được hưởng cơ chế đặc thù sau sáp nhập- Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Báo Dân trí

Sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam giảm từ 63 tỉnh/thành xuống còn 34 tỉnh/thành.

Theo Chính phủ, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Tài Chính Nguyễn Văn Thắng cho biết hiện nay, Việt Nam có 10 địa phương gồm có: TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Huế, TP. Đà Nẵng, TP. HCM, TP. Cần Thơ, Thanh Hóa, Nghệ An, Buôn Ma Thuột, Khánh Hòa... đang được áp dụng cơ chế và chính sách đặc thù theo các luật và nghị quyết riêng của Quốc hội.

Việt Nam dự kiến sẽ để 6 tỉnh/thành này được hưởng cơ chế đặc thù sau sáp nhập- Ảnh 2.
Việt Nam tiến hành sẽ tiến hành xóa bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Ảnh: Internet

Trong số các tỉnh/thành này sẽ có 6 địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tổ chức lại chính quyền địa phương theo 2 cấp gồm: TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP. HCM và TP. Cần Thơ.

Nguyên nhân do việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện dẫn đến việc thay đổi về ranh giới địa lý, phạm vi quản lý cùng quy mô dân số, địa vị pháp lý của các địa phương.

Vì thế, Chính phủ đã đề xuất có quy định chuyển tiếp về việc tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù hiện đang được thực hiện tại các địa phương thuộc diện sắp xếp.

Điều này nhằm đảm bảo tính ổn định và liên tục của quy định pháp luật trong việc quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương này.

Việt Nam dự kiến sẽ để 6 tỉnh/thành này được hưởng cơ chế đặc thù sau sáp nhập- Ảnh 3.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, việc cho phép tiếp tục áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương sau sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là mở rộng phạm vi áp dụng, mà còn tác động đến nhiều khía cạnh về kinh tế và ngân sách. Ảnh: Internet

Theo đó, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội cho phép các địa phương sau sáp nhập gồm: TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. HCM, TP. Cần Thơ và tỉnh Khánh Hòa được tiếp tục thực hiện áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù trước đây.

Riêng đối với các xã/phường mới tương ứng tại địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, sau sắp xếp cấp xã sẽ tiếp tục được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện.

Sau khi việc sắp xếp đơn vị hành chính chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp hoàn thành, Chính phủ sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá các cơ chế đặc thù nhằm điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình mới hoặc luật hóa để áp dụng trên toàn quốc.

Khi tiến hành thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, việc cho phép tiếp tục áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương sau sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là mở rộng phạm vi áp dụng, mà còn tác động đến nhiều khía cạnh về kinh tế và ngân sách.

Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của chính sách này, nhằm bảo đảm nguyên tắc cân đối thu - chi ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, một số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cũng đề xuất: Đối với các thành phố đã áp dụng cơ chế đặc thù nhưng sau đó sáp nhập vào tỉnh, cần xác định lại tỷ lệ điều tiết phù hợp để phục vụ công tác hạch toán và phân chia ngân sách giữa Trung ương và địa phương.

>> Lăng Bác: Công trình kiến trúc đồ sộ, uy nghi, biểu tượng thiêng liêng hình thành sau 700 ngày đêm kết tinh tình yêu của toàn thể dân tộc dành cho vị lãnh tụ vĩ đại

Dự kiến 4 tháng nữa, 20km cao tốc kết nối các tỉnh thành giàu có của Đông Nam Bộ sẽ thông xe

Liên danh Tập đoàn Hòa Phát đề xuất làm dự án đường sắt đô thị hơn 2 tỷ USD tại TP. HCM

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/viet-nam-du-kien-se-de-6-tinh-thanh-nay-duoc-huong-co-che-dac-thu-sau-sap-nhap-202250520091658137.htm
Bài liên quan
  • Cận cảnh khu tập thể cũ nát tại ‘đất vàng’ Hà Nội sắp được cải tạo thành tòa nhà cao 55 tầng
    Sau hàng chục năm sử dụng, nhiều hạng mục trong các tòa nhà tại khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng. Theo đề xuất, khu tập thể sẽ được cải tạo, xây dựng lại với một công trình nhà ở tối đa 40 tầng, một công trình hỗn hợp có chiều cao tối đa 55 tầng nổi.
    2 giờ trước| Bất động sản
  • The Xanh 2: Tòa tháp căn hộ đa năng tại Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà
    Nằm trong quần thể dự án Sun Group Cát Bà, tòa tháp căn hộ The Xanh 2 kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế tinh tế và tiện ích đồng bộ trên nền thiên nhiên trác tuyệt. Hơn 700 căn hộ tại đây được "đo ni đóng giày" theo tiêu chuẩn nghỉ dưỡng hạng sang.
    2 giờ trước| Không gian sống
  • Lý do dự án đường nghìn tỷ ở Hà Tĩnh thi công 'nhảy cóc'
    Tuyến đường trục chính trung tâm nối quốc lộ 1 đến cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với kỳ vọng kết nối, phát triển khu kinh tế phía nam Hà Tĩnh, song do vướng mặt bằng nên nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”.
    2 giờ trước| Hạ tầng - Chính sách
  • Toàn cảnh 1.206km tuyến cao tốc Bắc - Nam đã thông xe
    Kể từ tháng 5, khoảng 1.206km cao tốc từ Lạng Sơn tới Cần Thơ đã thông xe, giúp tài xế lái ô tô và người sử dụng xe khách có thể rút ngắn thời gian di chuyển qua nhiều tỉnh, thành một cách thuận tiện và nhanh chóng.
    3 giờ trước| Hạ tầng - Chính sách
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam dự kiến sẽ để 6 tỉnh/thành này được hưởng cơ chế đặc thù sau sáp nhập
    POWERED BY ONECMS & INTECH