Du ngoạn

Việt Nam sắp có đê biển được EU viện trợ hơn 100 tỷ đồng, ở tỉnh sở hữu 3 mặt giáp biển

Như Ý 23/08/2024 13:45

Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) viện trợ hơn 100 tỷ đồng và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho vay hơn 500 tỷ đồng để Cà Mau (Việt Nam) xây đê biển.

Ngày 22/8, Bộ Tài chính Việt Nam và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã chính thức ký kết thỏa thuận tài trợ cho Dự án Xây dựng đê biển Tây. Theo đó, Liên minh châu Âu (EU) sẽ viện trợ không hoàn lại 3,6 triệu euro (hơn 100 tỷ đồng) và AFD cho vay hơn 19 triệu euro (hơn 500 tỷ đồng) để Cà Mau (Việt Nam) xây đê biển. Bên cạnh nguồn vốn từ EU và AFD, tỉnh Cà Mau cũng sẽ đóng góp một phần đáng kể để thực hiện dự án này, cụ thể là chi khoảng 9 triệu euro (250 tỷ đồng) vốn đối ứng.

Dự án này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tài sản và đời sống của người dân vùng biển Tây mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau.

Cà Mau được nhận hơn 100 tỷ đồng viện trợ từ EU và vay hơn 500 tỷ đồng từ AFD. Ảnh: Internet

Cà Mau được nhận hơn 100 tỷ đồng viện trợ từ EU và vay hơn 500 tỷ đồng từ AFD. Ảnh: Internet

Dự án nói trên được triển khai dựa theo ba mục tiêu chính. Trong vòng 5 năm tới, từ nay đến năm 2028, dự án sẽ được triển khai với mục tiêu bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái ven biển. Cụ thể, dự án sẽ xây dựng 11km kè chắn sóng, phục hồi 2.000ha rừng ngập mặn và nâng cấp hệ thống đê biển để bảo vệ 15.000ha đất nông nghiệp tại các huyện Phú Tân và Trần Văn Thời.

Cùng với đó, dự án sẽ xây dựng 19km đê biển Tây và đồng thời hình thành tuyến giao thông ven biển mới, kết nối thị trấn Cái Đôi Vàm với kênh Năm. Điều này không chỉ bảo vệ bờ biển mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và dịch vụ cho khu vực.

Đê biển Cà Mau

Đê biển Cà Mau "oằn mình" trong mùa mưa bão. Ảnh: Internet

Mục tiêu thứ ba của dự án là xây dựng một chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ biển, nhằm đa dạng hóa sinh kế cho cộng đồng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cụ thể, dự án sẽ tập trung vào 5 xã ven biển của huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, hỗ trợ người dân giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản gần bờ nhằm bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Từ đầu những năm 2000, biển Tây ở Cà Mau đã đối mặt với tình trạng xói lở nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đất đai và tài sản. Để ứng phó với tình hình này, tỉnh Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách như củng cố bờ biển và nạo vét kênh rạch.

Cà Mau, vùng "đất mũi" của Tổ quốc, là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Với vị trí địa lý đặc biệt, đây là tỉnh duy nhất của Việt Nam có ba mặt giáp biển. Cụ thể, địa phương này giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu ở phía Bắc và Đông Bắc, tiếp giáp với Biển Đông ở phía Đông và Đông Nam và giáp Vịnh Thái Lan ở phía Tây.

>> Thủ tướng Chính phủ ra chỉ đạo ‘làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm’ để cao tốc hơn 27.500 tỷ đồng về đích đúng tiến độ

Cao tốc trên cao 5.000 tỷ đầu tiên của Việt Nam cho xe chạy tới 100km/h, chịu được động đất cấp 7

Tỉnh giáp biên có 16 cửa khẩu của Việt Nam sẽ xây hệ thống thủy lợi 600 tỷ đồng tưới tiêu cho gần 17.000ha đất nông nghiệp

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-sap-co-de-bien-duoc-eu-vien-tro-hon-100-ty-dong-o-tinh-so-huu-3-mat-giap-bien-d131241.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Việt Nam sắp có đê biển được EU viện trợ hơn 100 tỷ đồng, ở tỉnh sở hữu 3 mặt giáp biển
POWERED BY ONECMS & INTECH