Việt Nam từng có tỉnh Vĩnh Trà tồn tại trong 3 năm, được sáp nhập từ 2 tỉnh hiện nay
Trong lịch sử, Việt Nam từng có một tỉnh lấy tên là Vĩnh Trà, sau đó được chia tách ra làm 2 tỉnh như hiện nay.
Vĩnh Trà là một tỉnh nằm ở Tây Nam Bộ, tồn tại từ năm 1951 đến năm 1954.
Theo lịch sử, từ ngày 1/1/1900, tên gọi tỉnh Trà Vinh đã được sử dụng chính thức cho đến tháng 5/1951 khi Trung ương Cục và Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ ban hành Nghị định số 174/NB-51 ngày 27/6/1951 nhằm sáp nhập 20 tỉnh Nam Bộ thành 11 tỉnh, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh đã được hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Trà.

Lúc này, tỉnh Vĩnh Trà bao gồm 10 huyện và thị xã: thị xã Vĩnh Long, thị xã Trà Vinh cùng các quận Vũng Liêm, Tam Bình, Cái Ngang, Châu Thành, Càng Long, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải.
Từ năm 1954 đến 1960, dưới thời chính quyền Mỹ - Diệm, địa giới hành chính miền Nam được điều chỉnh lại. Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, hai huyện Cầu Kè và Tiểu Cần được tách ra, ghép với hai huyện Trà Ôn và Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long để thành lập tỉnh Tam Cần mới, đồng thời một phần đất của huyện Cầu Ngang được tách ra tạo thành quận Long Toàn.
Đầu năm 1957, Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình. Gần một năm sau, tỉnh Tam Cần bị giải thể và ba quận của tỉnh này cùng quận Vũng Liêm (thuộc tỉnh Vĩnh Long) được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Bình.
>> Việt Nam dự kiến sáp nhập các tỉnh thành: Một số tỉnh miền Nam khả năng trong diện sáp nhập

Tháng 2/1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời của Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã sáp nhập tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long. Lúc đó, tỉnh Cửu Long có diện tích khoảng 3.800km2, gồm hai thị xã và 12 huyện; dân số năm 1980 ước đạt khoảng 1,4 triệu người.
Đến năm 1991, Quốc hội quyết định tách tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh như ngày nay.
Theo thống kê gần nhất, tỉnh Trà Vinh năm qua dẫn đầu tăng trưởng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 10,04% - mức cao nhất từ trước đến nay, không chỉ đứng đầu vùng mà còn nằm trong top 10 của cả nước.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long năm 2024 cũng ghi nhận nhiều thành tựu đáng chú ý với 21/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 43.942 tỷ đồng, tăng 6,5%; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 6.203 tỷ đồng, vượt 104% dự toán; và tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện đạt 19.140 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước, đạt 101% kế hoạch.
>> Lịch sử sáp nhập tỉnh thành ở Việt Nam: Cả nước từng chỉ có 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh
Lịch sử sáp nhập tỉnh thành ở Việt Nam: Cả nước từng chỉ có 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh
Thành phố 18 năm tuổi của ĐBSCL được “nâng hạng” đô thị và có thay đổi lớn về đơn vị hành chính