Doanh nghiệp

Viettel khiến truyền thông Mỹ bất ngờ với quyết định 'không mua lại công nghệ từ Trung Quốc hay châu Âu'

Quang Dương 16/02/2025 - 20:42

Những sản phẩm công nghệ do chính người Việt Nam phát triển không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn có tiềm năng vươn ra khu vực.

Theo Rest of World, Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã chọn cho mình một hướng đi đầy thách thức: Tự phát triển cả phần cứng lẫn phần mềm điều khiển, tạo nên một hệ sinh thái logistics mang đậm dấu ấn Việt Nam.

Các chuyên gia nhận định, thị trường logistics Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn chủ yếu vận hành theo phương thức thủ công, dựa nhiều vào lao động phổ thông trong khi hạ tầng chưa đồng bộ. Trong khi đó, tại các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, Trung Quốc hay châu Âu, tự động hóa đã trở thành tiêu chuẩn, giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao tốc độ xử lý hàng hóa.

Viettel khiến truyền thông Mỹ bất ngờ với quyết định 'không mua lại công nghệ từ Trung Quốc hay châu Âu'
Hệ thống robot AGV của Viettel. Nguồn: viettelfamily.com

>> Việt Nam trao đổi với Hàn Quốc về chuyển giao công nghệ điện hạt nhân

Điểm khác biệt của Viettel Post so với các doanh nghiệp khác nằm ở chiến lược phát triển công nghệ. Thay vì mua lại công nghệ từ nước ngoài, Viettel Post đã tự nghiên cứu, triển khai hệ thống robot AGV (Autonomous Guided Vehicle) vào quy trình vận hành và quản trị. Hướng đi này mang lại ba lợi thế chiến lược quan trọng:

- Kiểm soát công nghệ lõi: Viettel Post làm chủ hoàn toàn hệ thống, giúp tối ưu hóa theo đặc thù vận hành tại Việt Nam, thay vì phụ thuộc vào các nền tảng nước ngoài.

- Giảm chi phí dài hạn: Việc tự phát triển giúp tiết kiệm chi phí vận hành và mở rộng hệ thống, đồng thời tránh rủi ro từ các thay đổi chính sách của nhà cung cấp nước ngoài.

- Dẫn dắt xu hướng công nghệ: Nếu mô hình này thành công, Viettel Post không chỉ khẳng định vị thế tiên phong mà còn tạo động lực thúc đẩy ngành logistics Việt Nam ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo Rest of World, Viettel Post là một trong số ít doanh nghiệp logistics tại Đông Nam Á có khả năng tự phát triển giải pháp robot, thay vì phụ thuộc vào các nền tảng sẵn có từ Trung Quốc hay châu Âu. Đây không chỉ là tín hiệu tích cực cho Viettel Post mà còn cho thấy Việt Nam đang chuyển mình từ một thị trường tiêu thụ công nghệ sang vai trò của một nhà tạo ra công nghệ.

Câu chuyện về robot “made in Viettel” không đơn thuần là bước tiến của một doanh nghiệp, mà còn phản ánh một xu hướng lớn hơn: doanh nghiệp Việt Nam đang dần làm chủ công nghệ thay vì chỉ nhập khẩu.

Nếu trước đây, các công ty trong nước phải dựa vào giải pháp từ Trung Quốc, Mỹ hay châu Âu, thì nay, những sản phẩm công nghệ do chính người Việt phát triển không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn có tiềm năng vươn ra khu vực.

Bài báo của Rest of World không chỉ nhắc đến robot Viettel như một sản phẩm công nghệ, mà còn nhấn mạnh sự thay đổi trong tư duy và chiến lược của doanh nghiệp Việt. Đây không còn là câu chuyện của một công ty logistics đơn lẻ, mà là minh chứng cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể vươn xa trên bản đồ công nghệ và logistics toàn cầu.

>> Tỷ phú Trần Bá Dương 'xin hứa' trước Thủ tướng về việc chuyển giao công nghệ làm đường sắt đô thị

Google rót 350 triệu USD cho đối thủ của Tesla: 'Đốt nóng' thị trường robot hình người

Dẫn trước Mỹ, láng giềng Việt Nam chuẩn bị phóng robot lên Mặt Trăng tìm nguồn nước

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/viettel-khien-truyen-thong-my-bat-ngo-voi-quyet-dinh-khong-mua-lai-cong-nghe-tu-trung-quoc-hay-chau-au-276729.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Viettel khiến truyền thông Mỹ bất ngờ với quyết định 'không mua lại công nghệ từ Trung Quốc hay châu Âu'
    POWERED BY ONECMS & INTECH