Trong phiên VN-Index điều chỉnh, khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng sang phiên thứ 10 liên tiếp, nâng tổng giá trị bán ròng lên đến 6.562 tỷ đồng.
14h45: Đà tăng chững lại, VN-Index bất ngờ “quay xe” giảm gần 14 điểm về mức 1.267,86 điểm.
Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 29.000 tỷ, tập trung mạnh vào nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 351 mã giảm, 119 mã tăng và 71 mã không đổi.
Khối ngoại liên tiếp bán ròng trong 10 phiên, nâng tổng giá trị bán ròng lên đến 6.562 tỷ đồng, tập trung vào các mã cổ phiếu VNM, MSN, VHM, HPG… Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư khối ngoại bất ngờ mua ròng mạnh NVL với gần 264 tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu gặp áp lực bán mạnh vào cuối phiên, đặc biệt là nhóm cổ phiếu VN30 kéo theo đà giảm giá của thị trường. Đáng chú ý là GVR (-4,1%), MSN (-3,8%), CTG (-2,8%), STB (-2,5%)...
NVL là điểm sáng hiếm hoi khi tăng hơn 3,51% chạm mức 17.100 đồng với hơn 110 triệu cổ phiếu được sang tay.
Nhiều cổ phiếu đầu tư công vẫn giữ được sắc xanh trong suốt cả phiên như FCN (+1,8%), CTD (+1,3%), C4G (+0,9%)...
14h10: Thị trường điều chỉnh giảm sâu, VN-Index mất hơn 10 điểm về mức 1.271,59 điểm.
Áp lực bán gia tăng mạnh mẽ nhưng áp lực bán vẫn có kiểm soát, thanh khoản gia tăng, đạt hơn 23 tỷ đồng tương đương với hơn 1 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Sắc đỏ bao trùm hầu hết nhóm cổ phiếu VN30 trong đó GVR, CTG, MSN, BID, VCB kéo điểm chỉ số thị trường.
13h30: Áp lực bán gia tăng ngay từ đầu phiên chiều, VN-Index giảm 3,55 điểm về mức 1.277,83. Thanh khoản đạt hơn 17.800 tỷ đồng tương đương với 778 triệu cổ phiếu được sang tay.
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phe bán với 287 mã giảm, 152 mã tăng và 81 mã không đổi. Đà giảm chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu VN30 trong đó GVR (-2%), MSN (-2,2%), CTG (-1,4%), ACB (-1,2%)... Ở chiều ngược lại, NVL và TCB là hai mã cổ phiếu giúp nâng đỡ thị trường.
11h30: Thị trường chứng khoán lình xình quanh mốc tham chiếu, VN-Index tăng nhẹ 1,12 điểm đạt mức 1.283,52 điểm
Thanh khoản đạt hơn 12.300 tỷ đồng tương đương với 552 triệu cổ phiếu trao tay, giảm gần 29% so với phiên trước đó.
Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng hơn 217 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM, MSN, VNM, PVD… và mua ròng mạnh ở cổ phiếu NVL (149 tỷ đồng).
Trong khi nhóm ngân hàng đang có sự phân hóa, dòng tiền giao dịch mạnh mẽ ở các nhóm bất động sản - xây dựng kéo tăng các mã NVL, DIG, DXG, CEO… Bên cạnh đó, nhóm ngành đầu tư công đang có thấy “sự chú ý” của dòng tiền với như HHV, LCG…
>> Hệ thống VNDirect bị tấn công, 83,3 nghìn tỷ của các nhà đầu tư có bị ảnh hưởng?
10h45: Thị trường chứng khoán tiếp tục đà tăng nhờ lực tăng từ nhóm cổ phiếu bất động sản, VN-Index đạt 1.283,23 điểm (tăng 1,28 điểm).
Thanh khoản đạt mức hơn 10.000 tỷ đồng tương đương với 454 triệu cổ phiếu giao dịch.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 167 tỷ đồng, tập trung vào các mã cổ phiếu như VHM (87 tỷ đồng), MSN (48 tỷ đồng), VNM (32 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư khối ngoại bất ngờ mua ròng NVL ( 127 tỷ đồng), PDR mua ròng 3 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 170 tỷ đồng.
Nhóm bất động sản vẫn đang cho thấy sức hút với nhà đầu tư khi hơn 3.000 tỷ đồng đã được giao dịch. Nổi bật là hơn 70 triệu cổ phiếu NVL được sang tay, có thời điểm tăng hơn 5,86% chạm mức 18.100 đồng, nâng vốn hóa của Novaland lên mức hơn 34.000 tỷ. Bên cạnh đó, DIG (+2,03%), DXG (2,02%), CEO (1,69%)...
Nhóm cổ phiếu vua đang gặp áp lực điều chỉnh sau đà tăng dẫn dắt thị trường tuần qua. Trong khi BID, TCB là cổ phiếu nâng đỡ thị trường thì CTG, ACB kéo chỉ số đi xuống.
9h30: Thị trường chứng khoán có sự giằng co giữa bên mua và bên bán, có lúc giảm tới hơn 5 điểm sau đó bật tăng trở lại. Sau phiên ATO, VN-Index tăng 1,45 điểm mức 1.283,45.
Thanh khoản đạt hơn 3.300 tỷ đồng, tương đương với phiên 22/03
Bất động sản vẫn là tâm điểm thu hút dòng tiền với tổng giá trị gần 900 tỷ đồng chỉ trong phiên ATO. Nổi bật là NVL (+2,34%) với hơn 10 triệu cổ phiếu sang tay chỉ trong 30 phút giao dịch.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có sự phân hóa, trong khi VCB và CTG là nhân tố kéo điểm chỉ số thì TCB, BID, MBB giúp nâng đỡ thị trường.
Tuần trước, dòng tiền có sự luân phiên từ nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán thì đến phiên ngày hôm nay, dòng tiền dành sự ưu ái nhóm ngành dầu khí. Nổi bật là PVD (+1,9%), PVS (+4,2%), PVB (+3%).
Mới đây, Chính phủ đã mạnh tay dẹp nạn xăng dầu lậu, PLX được đánh giá sẽ có cơ hội lớn để giành thêm được thị phần với hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước. Năm 2024, PLX sẽ duy trì kế hoạch mở khoảng 60-80 trạm bán lẻ xăng dầu mới, trong khi nhiều đối thủ đang bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
>> Cổ phiếu bất động sản DIG, PDR, TCH, HPX tăng mạnh nhất sàn HoSE tuần qua
Nhận định chứng khoán 25-29/3: Chinh phục kháng cự cứng 1.280 điểm, VN-Index sẽ lên 1.310 điểm?
Tiền vào 'ồ ạt', 38.000 tỷ đồng được sang tay, VN-Index 'lên đỉnh' 17 tháng