Sau khi vượt mốc 1 triệu đồng thị giá sau 9 phiên tăng trần, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG tiếp tục nối dài chuỗi tăng trần lên con số 11.
Đầu phiên sáng 15/2/2023, mã với việc có thêm 187.200 đồng/cổ phiếu, thị giá VNZ đã được kéo lên mức 1.358.700 đồng; khớp lệnh lúc 10h đạt 5.000 đơn vị trong đó toàn bộ là các giao dịch mua vào.
Mức giá này hiện đã cao gấp 5,66 lần giá tại thời điểm chào sàn cách đây hơn 1 tháng của VNZ. Vốn hóa thị trường tăng tương ứng tăng lên 48.700 tỷ đồng; khối tài sản của nhà sáng lập CTCP VNG - ông Lê Hồng Minh theo đó cũng tăng lên gần 4.800 tỷ đồng.
Sáng nay, cổ phiếu NVL tiếp tục giảm sàn (thủng đáy lịch sử - phiên 14/2); thị giá còn 11.150 đồng/cổ phiếu; khớp lệnh tạm tính hơn 3,8 triệu đơn vị và dư bán giá sàn tăng vượt 23 triệu cổ phiếu. Đáng nói, với mức giá vày, vốn hóa tạm tính của công ty đã giảm về còn hơn 21.700 tỷ đồng - bằng 44,6% vốn hóa VNZ.
Diễn biến giá cổ phiếu VNZ và NVL |
Với mức giá hiện tại, sẽ còn rất rất lâu nữa để thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận thêm một mã chứng khoán nào xô đô được kỷ lục mà cổ phiếu VNZ đã và đang thiết lập. Dù vậy xét ở góc độ đầu tư, hiện không ít cổ đông nước ngoài từng mua vào cổ phiếu VNG nhiều năm về trước vẫn chưa thể "về bờ".
Cụ thể, năm 2021, Công ty Quản lý quỹ Mirae Asset đã chi 1.228 tỷ đồng để mua cổ phiếu VNG với mức giá 1,7 triệu đồng/cổ phiếu. Trước đó năm 2019, quý Temasek (Singapore) thậm chí đã mua 355.820 cổ phiếu VNG với giá 1.861.800 đồng/cổ phiếu - tương ứng khoản tiền bỏ ra gần 662 tỷ.
Dù định giá chung của thị trường có giảm sút nhưng việc VNG chào sàn với mức giá 240.000 đồng/cổ phiếu là rất khó hiểu do vậy mà việc cổ phiếu này tăng phi mã như hiện nay là không quá ngạc nhiên khi mà vẫn còn rất thấp so với mức giá Mirae Asset hay Temasek đã mua.
Tuy nhiên, nếu VNZ tiếp tục tăng trần thêm 2 - 3 phiên nữa, các cổ đông trên sẽ chính thức "về bờ" sau nhiều năm.
Thực tế, hiện lượng lớn cổ phần VNG đang nằm trong tay các cổ đông nước ngoài cũng như các lãnh đạo cao cấp dẫn tới tỷ lệ freefloat (cổ phiếu trôi nổi tự do) của VNZ tương đối thấp, thanh khoản chỉ nhỏ giọt 100 - 300 đơn vị/phiên trước khi tăng lên ngưỡng "nghìn đơn vị" trong 3 phiên gần nhất
Theo thống kê, kể từ khi bắt đầu tăng trần, môi phiên, VNZ ghi nhận từ 30 - 90 lệnh đặt mua cùng khối lượng trung bình từ vài nghìn đến vài chục nghìn đơn vị. Ở chiều ngược lại, bên bán chỉ nhỏ giọt một vài lệnh.
Đáng chú ý, trong công văn ngày 10/2/2023, phía VNG cho biết việc giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên từ ngày 1 - 7/2/2023 hoàn toàn phụ thuộc vào cung - cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư; công ty không có bất kỳ sự can thiệp hay kiểm soát nào đối với diễn biến giá cổ phiếu VNZ trong cũng thời điểm. Thêm vào đó, phía VNG cũng khẳng định công ty vẫn hoạt động bình thường và không có bất kỳ biên động nào từ việc tăng giá cổ phiếu.
Trong khi đó, nhìn vào bức tranh kinh doanh và triển vọng tăng trưởng, bệnh cạnh mức định giá P/E cao hơn nhiều mức P/E khoảng 11 lần của VN-Index cũng như khoản lỗ sau thuế kỷ lục 1.315 tỷ đồng trong năm 2022 (tiếp tục kéo dài chuỗi kinh doanh kém sắc sau năm 2021 lỗ kiểm toán 72,4 tỷ), có thể thấy việc để một nhà đầu tư cá nhân tiếp tục mua vào cổ phiếu VNZ ở một mức giá cao ngất ngưởng (gần 140 triệu đồng mới mua được 100 cổ phiếu) cùng niềm tin về triển vọng kinh doanh lạc quan trong ngắn hạn của VNG là hoàn toàn khó xảy ra.
Chính vì thế, giải trình cổ phiếu tăng trần "hoàn toàn phụ thuộc vào cung - cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư" có chăng hoàn toàn đến từ các giao dịch mua hoặc của nhóm cổ đông nước ngoài hoặc của các lãnh đạo cao cấp công ty.
Thống kê chất lượng doanh nghiệp thông qua một số tiêu chí (Nguồn VNDirect) |
VNG sắp dừng 4/5 tựa game trên nền tảng 5 triệu người dùng
VNG (VNZ) lãi ròng 8 tỷ đồng: 'Tất cả các mảng kinh doanh đều đã cố gắng vượt bậc'