Với tỷ lệ 10%, VPBank sẽ phải chi ra hơn 7.900 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Ngày 10/11 tới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, Mã: VPB) sẽ chốt danh cổ đông chi trả cổ tức 10% bằng tiền. Thời gian thanh toán vào 20/11/2023.
Với hơn 7,9 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, VPBank sẽ chi hơn 7.900 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, kể từ năm 2023, VPBank dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền trong 5 năm liên tiếp từ nguồn lợi nhuận sau thuế của ngân hàng, trong khi vẫn bảo toàn nguồn vốn dành cho hoạt động kinh doanh và tăng trưởng trong kế hoạch. Các đợt chia cổ tức bằng tiền trong các năm tiếp theo dự định sẽ được ngân hàng thực hiện sớm hơn trong nửa đầu năm, đáp ứng sự mong mỏi của cổ đông đối với kế hoạch phân chia lợi nhuận của ngân hàng.
Trong một diễn biến liên quan, ông Ngô Chí Trung Johnny - con trai ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân VPBank vừa hoàn tất mua vào 70 triệu cổ phiếu VPBank nhằm mục đích đầu tư. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận trong khoảng thời gian từ 2/10 đến 2/11.
Trước đó, ông Ngô Chí Trung Johnny không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào của VPBank. Với số cổ phiếu trên, con trai Chủ tịch VPBank sẽ được nhận số tiền cổ tức lên tới 70 tỷ đồng.
Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng đang trực tiếp nắm giữ gần 328,6 triệu cổ phiếu VPB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 4,14% cổ phần của ngân hàng. Ngoài ông Dũng và con trai, các thành viên trong gia đình cũng nắm giữ lượng lớn cổ phiếu VPBank như bà Hoàng Anh Minh (vợ ông Ngô Chí Dũng) hiện đang nắm 326,8 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,12%) và bà Vũ Thị Quyên (mẹ ruột ông Ngô Chí Dũng) nắm 325,9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,11%).
Tổng cộng, gia đình Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng đang sở hữu hơn 1,1 tỷ cổ phiếu VPBank. Với số cổ phiếu này, ông Dũng và người thân sẽ nhận được số tiền cổ tức lên tới hơn 1.100 tỷ đồng.
Lãi suất ngân hàng giảm sâu, chuyên gia khuyên nên cất tiền vào đâu?
Cổ phiếu đáng chú ý ngày 22/11: VPB, VSC, MWG
VPBank chơi lớn tặng quà gần 7 tỷ đồng, iPhone 16 Promax cho khách hàng xác thực sinh trắc học