Vụ Vạn Thịnh Phát: Bất ngờ chiêu biến tướng, dùng 'quyền tài sản' để thay thế tài sản có giá

20-12-2023 16:29|Hồ Nga

Việc dùng quyền tài sản để thế chấp ngân hàng đã không còn mới, tuy vậy trong vụ Vạn Thịnh Phát, 'chiêu' này được dùng để biến tướng tài sản thế chấp có giá trị ra ngoài.

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB đã có bước tiến mới khi cơ quan chức năng đã công bố cáo trạng vụ án.

Kết quả điều tra cho thấy Trương Mỹ Lan đã dùng 9 phương thức, thủ đoạn chính để thực hiện hành vi rút tiền từ ngân hàng SCB, chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng.

Trong số đó, trợ lực lớn cho để lập các hồ sơ vay vốn khống là thông đồng, cấu kết với các công ty thẩm định giá để cấp chứng thư thẩm định giá khống.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát nhìn từ 'lỗ kim' tài sản đảm bảo

Cụ thể, để rút tiền từ SCB thông qua các hồ sơ vay vốn khống, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cán bộ SCB thông đồng, cấu kết với các đối tượng tại các công ty thẩm định giá, nâng giá trị tài sản lên nhiều lần. Ngoài ra còn ghi ngày tháng phát hành các chứng thư thẩm định giá theo yêu cầu của SCB để hợp thức hóa thủ tục vay vốn.

Kết quả điều tra xác minh SCB đã thuê 19 công ty thẩm định giá; 46 đối tượng là Giám đốc, Phó Giám đốc, Thẩm định viên, nhân viên thực hiện phát hành 378 chứng thư.

Đến nay đã xác định có 5 công ty thẩm định giá gồm Công ty Tầm Nhìn Mới, Công ty MHD, Công ty Thiên Phú, Công ty Exim và Công ty DATC, và 7 cá nhân là Giám đốc/Phó Giám đốc/thẩm định viên/cá nhân môi giới phát hành 23 chứng thư thẩm định giá hợp thức các khoản vay của nhóm Trương Mỹ Lan.

Khi cần rút bớt tài sản có pháp lý, có giá trị để bán hoặc sử dụng cho các mục đích khác, Trương Mỹ Lan chỉ đạo đồng phạm thực hiện hoán đổi, rút các tài sản có giá trị ra khỏi ngân hàng SCB, thay thế bằng các tài sản khác có giá trị thấp hơn.

Để dễ dàng hoán đổi, Trương Mỹ Lan không thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định, hoặc biến tướng thành “quyền tài sản” để tránh việc đăng ký giao dịch đảm bảo.

>> Profile công ty Hoàng Quân - đơn vị ‘phán’ giá trị các tài sản trong vụ Vạn Thịnh Phát

Trong số 1.284 khoản vay thuộc trách nhiệm của Trương Mỹ Lan,có 240 tài sản đảm bảo có tổng giá trị trên sổ sách là 487.451 tỷ đồng bị hoán đổi thành 278 tài sản đảm bảo có giá trị trên sổ sách là 351.948 tỷ đồng. Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá được 260/278 tài sản với tổng giá trị 108.110 tỷ đồng.

“Quyền tài sản” trên thực tế là một loại tài sản vô hình đặc biệt, được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Cho ‘mượn tên’ công ty, một người được nhận 443 tỷ đồng từ Trương Mỹ Lan

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bí ẩn tòa nhà Sherwood Residence - đích đến của 109.000 tỷ đồng

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tài sản kê biên lộ bí ẩn Kim Cương - công ty bị thu giữ 1.200 tỷ

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bí ẩn Greenhill Village và người nhận 14,5 triệu USD từ Trương Mỹ Lan

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-bat-ngo-chieu-bien-tuong-dung-quyen-tai-san-de-thay-the-tai-san-co-gia-216324.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vụ Vạn Thịnh Phát: Bất ngờ chiêu biến tướng, dùng 'quyền tài sản' để thay thế tài sản có giá
POWERED BY ONECMS & INTECH