Kiến thức

Vùng đất 'cất giấu' toàn gỗ quý 'đắt ngang kim cương' ở Việt Nam, xa xưa người dân từng chặt làm củi

Như Ý 07/08/2024 18:31

Đây là nơi có chứa nhiều loại gỗ quý hiếm, tuổi đời lên đến mấy chục năm, được người dân ra sức bảo vệ.

Không ít loại gỗ quý, có tính ứng dụng cao được con người quan tâm. Ở Việt Nam, nhiều khu vực chứa gỗ quý hiếm và đắt đỏ cũng thu hút sự tò mò của nhiều người, trong đó có vùng Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Gỗ giáng hương là một trong những loại gỗ quý hiếm được trồng nhiều tại đây. Theo ông Hồ Văn Thứ, Phó Chủ tịch UBND xã Lìa chia sẻ với báo Dân Việt, vùng này trước kia trồng rất nhiều cây giáng hương cổ thụ, bóng cây tỏa mát cả nửa quả đồi.

Ngày xưa, nhiều người còn chặt hạ những cây giáng hương trong rừng để làm củi. Tuy nhiên, ngày nay, người dân ra sức bảo vệ những cây gỗ quý còn lại. Dần dần, cây giáng hương nhường chỗ cho các loại cây khác nhưng số lượng giáng hương ở vùng Lìa vẫn còn nhiều. Nhiều gia đình trong làng vẫn sở hữu hàng chục cây giáng hương cổ thụ trong vườn và coi chúng như "báu vật". Đa số giáng hương ở vùng này mọc tự nhiên từ những cây cũ bị đốn hạ.

Những gốc giáng hương lâu đời của nhà ông Deng. Ảnh: Internet

Những gốc giáng hương lâu đời của nhà ông Deng. Ảnh: Internet

Ông Hồ Xuân Deng (ngụ thôn A Quan) là một trong những người sở hữu vườn giáng hương ấn tượng tại vùng Lìa. Ông kể rằng không ít người tìm tới hỏi mua giáng hương với giá cao nhưng ông vẫn quyết định giữ lại. Khoảng 30 năm trước, người đàn ông này đã lên rẫy đào những cây gỗ này về trồng tại vườn. Ông Deng khẳng định rằng sẽ không bán "báu vật" trong vườn, vì trước kia "bỏ công đưa giáng hương về trồng để đỡ nhớ những cánh rừng xưa, chứ bản thân không tính toán lợi ích gì".

Giống như ông Deng, ông Hồ Văn Còm cũng sở hữu cả rẫy 60 cây giáng hương. Ông kể rằng đến mùa hoa nở, khắp nơi đều có mùi thơm dễ chịu, những cây càng "cao tuổi" thì gỗ càng đỏ và bền.

Căn nhà làm từ gỗ giáng hương quý hiếm ở vùng Lìa. Ảnh: Internet

Căn nhà làm từ gỗ giáng hương quý hiếm ở vùng Lìa. Ảnh: Internet

Từ năm 2008, ngôi nhà của anh em ông Hồ Văn Ép (ngụ thôn A Máy, xã Lìa) đã "lọt vào tầm ngắm" của nhiều đại gia, được trả giá 300 triệu đồng. Từ cột, kèo, ván thưng, dầm... của ngôi nhà này đều làm từ gỗ giáng hương quý hiếm, tới nay vẫn không có dấu hiệu hư hỏng hay mối mọt.

Dù người dân nơi đây ra sức bảo vệ những cây gỗ giáng hương lâu đời nhưng nạn lâm tặc vẫn xuất hiện. Vào năm 2017, lâm tặc đã đột nhập vào vùng Lìa và đốn hạ 5 cây gỗ giáng hương hàng chục năm tuổi. Sau đó, lực lượng kiểm lâm đã thu giữ được 4m3 gỗ khi kẻ gian mới đưa ra khỏi rừng.

Gỗ giáng hương có thớ mịn, vân đẹp mắt. Ảnh: Internet

Gỗ giáng hương có thớ mịn, vân đẹp mắt. Ảnh: Internet

Bên cạnh gỗ giáng hương, gỗ trắc cùng một số loại gỗ quý hiếm khác cũng được tìm thấy ở vùng Lìa. Thật không ngoa khi nói rằng đây là vùng đất chứa toàn "báu vật" thiên nhiên. Gỗ giáng hương nổi tiếng với độ bền cao, khả năng chống mối mọt, chịu được tác động của thời tiết. Nó mang màu sắc sang trọng, có mùi thơm đặc trưng, thường được sử dụng để chế tác những sản phẩm nội thất cao cấp, đồ mỹ nghệ và vật phẩm trang trí có giá trị.

Loại "vương mộc" này được coi là thứ "đắt ngang kim cương". Vào năm 2017, một cây gỗ giáng hương cổ thụ ở thôn Yuk Kla, xã Đắk Liêng, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã được trả giá 1 triệu USD (tương đương 25 tỷ đồng). Người ta có thể mất tới 800 năm mới thu hoạch được 1 cây gỗ giáng hương nên chúng ngày càng khan hiếm và quý giá.

>> Loại gỗ 'kim cương của núi rừng' giá lên đến 50 tỷ đồng ở Việt Nam

Loại gỗ quý hiếm nhất nhì thế giới được mệnh danh là 'cây vàng xanh', từ gỗ tới rễ, lá đều 'hái ra tiền'

‘Siêu xe BMW’ bằng gỗ quý duy nhất Việt Nam nặng hơn 1 tấn, từng gây xôn xao quốc tế

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vung-dat-cat-giau-toan-go-quy-dat-ngang-kim-cuong-o-viet-nam-xa-xua-nguoi-dan-tung-chat-lam-cui-d129853.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Vùng đất 'cất giấu' toàn gỗ quý 'đắt ngang kim cương' ở Việt Nam, xa xưa người dân từng chặt làm củi
POWERED BY ONECMS & INTECH