Vùng 'đệ nhất bát cảnh' bất ngờ 'hô biến' khu kinh tế cửa khẩu 39.400ha trở thành 'cực tăng trưởng' lớn mạnh, vươn tầm quốc tế

12-05-2024 16:30|An Nhiên

Khu Kinh tế này sẽ trở thành trung tâm kinh tế cửa khẩu thông minh, hiện đại, năng động và là vùng động lực phát triển đô thị thông minh, bản sắc và kết nối quốc tế.

Điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Lạng Sơn

Bộ Xây dựng mới đây đã tổ chức Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2045.

Cụ thể tại hội nghị, đại diện đơn vị tư vấn đã nêu rõ lý do, sự cần thiết của việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đến năm 2045 với quy mô lập quy hoạch khoảng 39.400ha.

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được xây dựng thành 'cực tăng trưởng' kinh tế của tỉnh. Ảnh: Internet

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được xây dựng thành 'cực tăng trưởng' kinh tế của tỉnh. Ảnh: Internet

Mục tiêu của đợt điều chỉnh quy hoạch này nhằm cụ thể hóa Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Theo đó, xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành trung tâm kinh tế cửa khẩu thông minh, hiện đại, năng động, trở thành vùng động lực phát triển, đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ cửa khẩu, logistics quốc gia và quốc tế và trở thành 'cực tăng trưởng' của vùng Đông Bắc về kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ tài chính, nông nghiệp, lâm nghiệp chất lượng cao.

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được điều chỉnh quy hoạch với tính chất là cửa ngõ quan trọng của Việt Nam nối với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á; trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với Trung Quốc; một trong những trung tâm về thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; có khả năng gắn kết các địa phương để tạo thành tuyến du lịch thương mại, dịch vụ, du lịch động lực của toàn vùng, là khu kinh tế cửa khẩu đa ngành, đa lĩnh vực, điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Lạng Sơn cũng như các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc; khu vực đó có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia.

Cũng tại hội nghị, các chuyên gia thành viên Hội đồng đánh giá đơn vị tư vấn khi đã phối hợp chặt chẽ với BQL Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các sở, ngành thuộc tỉnh Lạng Sơn trong quá trình thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ được giao.

>> Đơn vị nào sẽ là chủ đầu tư cho dự án nhà ở xã hội gần 900 tỷ đồng ở Hà Nam?

Xác định rõ phạm vi ranh giới lập kế hoạch

Để đóng góp ý kiến cho Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn tính đến năm 2045, đại diện Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Bộ Xây dựng đề nghị các đơn vị tư vấn và địa phương cần lưu ý nội dung phạm vi lập quy hoạch cũng như tính chất của khu kinh tế cửa khẩu.

Cụ thể, cần bám sát Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Trong đó, làm rõ mối quan hệ của TP. Lạng Sơn mở rộng với Khu kinh tế cửa khẩu; làm rõ hiện trạng thực hiện quy hoạch cũ trên cơ sở xác định động lực phát triển mới cũng như mục tiêu phát triển cụ thể; Làm rõ mối quan hệ vùng và quốc tế cũng như xác định rõ đặc thù về địa lý, cảnh quan, tài nguyên...

Một góc tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Internet

Một góc tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Internet

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng Nhiệm vụ cần làm rõ là đánh giá hiện trạng và có so sánh đối chiếu với quy hoạch đã thực hiện; Đánh giá và đề xuất giải pháp xử lý vấn đề ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu; đồng thời nghiên cứu mô hình cửa khẩu thông minh của Trung Quốc...

Trong khi đó, đại diện Bộ Ngoại giao đề nghị việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn phải phù hợp với Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phía đại diện Bộ Quốc phòng lưu ý, địa phương và đơn vị tư vấn bổ sung văn bản cụ thể của tỉnh để triển khai Nghị định số 34/2014/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, phối hợp với lực lượng quốc phòng để đảm bảo an ninh – quốc phòng tại khu vực biên giới.

Về phía Bộ Công an, đại diện nhấn mạnh vai trò của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong việc kết nối hoạt động giao thương của Trung Quốc với các nước ASEAN.

Do đó, nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung cần đánh giá lợi thế và bất lợi trong kết nối hạ tầng giao thông với Trung Quốc, nhưng cũng cần bảo vệ bí mật an ninh - quốc phòng trong quá trình lập quy hoạch.

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cần bổ sung các chính sách đặc thù về phát triển kinh tế là đề nghị của đại diện Bộ Tài chính...

Kết luận Hội nghị thẩm định, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn đã yêu cầu nhiệm vụ phải bám sát nội dung Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

>> Tỉnh mệnh danh là 'thiên đường mới' của Việt Nam cần hơn 19.000 tỷ đồng để phát triển gần 60 dự án nhà ở

Mùa hè đi biển quá đông đúc, hãy xách balo lên 'Mông Cổ thu nhỏ' chỉ cách Hà Nội 120km

Trung Quốc sắp cùng Việt Nam xây 3 tuyến đường sắt nối liền hai nước

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/noi-duoc-menh-danh-de-nhat-bat-canh-bat-ngo-bien-khu-kinh-te-cua-khau-39400ha-tro-thanh-cuc-tang-truong-vuon-tam-quoc-te-d122379.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vùng 'đệ nhất bát cảnh' bất ngờ 'hô biến' khu kinh tế cửa khẩu 39.400ha trở thành 'cực tăng trưởng' lớn mạnh, vươn tầm quốc tế
POWERED BY ONECMS & INTECH