Vượt cản 1.240, VN-Index hướng lên vùng đỉnh 1 năm quanh 1.280 - 1.300 điểm?
Với việc thành công vượt cản vùng 1.240, thị trường đã xác nhận tín hiệu tăng giá ngắn hạn hướng tới kháng cự gần 1.280 - 1.300 điểm (vùng đỉnh 1 năm).
Thị trường chứng khoán diễn biến thuận lợi trong 2 phiên giao dịch đầu sau nghỉ lễ 2/9 với mức tăng hơn 21 điểm của VN-Index.
Kết phiên 6/9, chỉ số sàn HOSE tăng 10,5 điểm lên cao nhất ngày, đạt 1.245,5 điểm. Đây cũng là mức cao nhất của VN-Index kể từ nửa cuối tháng 9 năm ngoái. Tính chung 6 phiên tăng liên tiếp, chỉ số có thêm 52 điểm (+5,2%).
Sau phiên giảm sâu 55 điểm ngày 18/8, lực cầu bắt đáy nhập cuộc tại vùng hỗ trợ MA50 ngưỡng 1.170 - 1.175 điểm đã giúp chỉ số nhanh chóng lấy lại đà tăng (VN-Index cũng đã vượt đường MA20 ngưỡng 1.200 điểm). Khối lượng giao dịch trong nhịp hồi này cũng tăng mạnh và vượt trở lại ngưỡng trung bình 20 ngày trong phiên hôm nay (hơn 25.000 tỷ đồng).
Với việc thành công vượt cản vùng 1.240, thị trường đã xác nhận tín hiệu tăng giá ngắn hạn hướng tới kháng cự gần 1.280 - 1.300 điểm (vùng đỉnh 1 năm).
Trao đổi với nhà đầu tư mới đây, ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Trung tâm kinh doanh, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, thị trường đang trong một uptrend mạnh và việc nắm giữ được khuyến khích hơn cả.
Câu chuyện 4 tháng cuối năm 2023 và cả năm 2024 (đặc biết khi VN-Index giao dịch trên mốc 1.200) sẽ là câu chuyên của các doanh nghiệp đầu ngành có tăng trưởng rõ ràng, dòng tiền dồi dào, có câu chuyện xuyên suốt. Thị trường thời điểm này trở đi sẽ không còn là chuyện riêng của nhóm bất động sản ăn theo hiệu ứng chính sách.
Ông Nhân cho rằng, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục đi lên bằng kỳ vọng ở rất nhiều nhóm ngành khác nhau:
Với nhóm dầu khí là kỳ vọng của Dự án Lô B - Ô Môn và giá dầu thô chuẩn bị vào sóng tăng mới (trên ngưỡng 80 USD/thùng). GAS, BSR, PVD, PVS, PVT, PVB,… sẽ là các cổ phiếu được hưởng lợi, nhiều mã nhỏ trung và hạ nguồn thậm chí có kỳ vọng tăng giá bằng lần trong thời gian tới.
Với nhóm bán lẻ, kỳ vọng suy thoái không xảy ra và việc kích thích tăng trưởng đang là mối ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, nhất là khi lạm phát của chúng ta đang ở mức thấp. FRT, DGW, PET, PNJ, MWG,... là những cổ phiếu đầu sóng tăng này.
Ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Trung tâm kinh doanh, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam |
Với nhóm chứng khoán, hiện có quá nhiều câu chuyện đáng để nghĩ về một nhóm ngành dẫn dắt ở giai đoạn hiện tại và thời gian tới. Bên cạnh trợ lực từ các đợt hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước giúp dòng tiền quay trở lại mạnh hơn với kênh cổ phiếu qua đó trực tiếp ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán, kỳ vọng hệ thống giao dịch KRX đi vào hoạt động (với những giải pháp bán khống, giao dịch T+,...) cũng như mục tiêu nâng hạng vào 2025 cũng đang giúp sức cho nhịp tăng của các cổ phiếu ngành này như SSI, VCI, VND, SHS, FTS, BSI, VIX,...
Ngoài ra, thị trường còn có câu chuyện của nhóm gạo - mía đường (với từ khóa Ấn Độ và một số nước dừng xuất khẩu), chuyển của nhóm thủy sản với biến mới nhất liên quan đến lệnh cấm xuất/nhập khẩu của Trung Quốc - Nhật Bản).
Một số nhóm khác có thể điểm mặt như: Công nghệ với FPT; cảng biển với GMD, HAH; dệt may với TNG, MSH; nguyên vật liệu với DHA, KSB; đầu tư công với VCG, LCG, PLX,…
Chuyên gia KBSV khuyến nghị, nhóm bất động sản đã trải qua một uptrend khá dài và sẽ vẫn đi lên. Tuy nhiên trái với những nhóm ngành như đã đề cập, sự mạnh mẽ của các cổ phiếu bất động sản như 8 tháng qua đã không còn nữa. Đây là yếu tố nhà đầu tư nên cân nhắc.
Xem thêm: Chứng khoán lúc này: Đánh khéo tay còn hay hơn tháng ngày uptrend
Nhận định chứng khoán 16 - 20/12: Cân nhắc khả năng VN-Index lùi về 1.240 điểm
Một cổ phiếu VN30 âm thầm vượt đỉnh năm trong tuần VN-Index giảm điểm