Chứng khoán Aseansc dự báo, trong phiên giao dịch 4/11/2021, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.435 – 1.440 điểm và xa hơn là vùng kháng cự 1.425 – 1.430 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
Tổng quan phiên 3/11:
Phiên ATC đầy giông bão với những nhà đầu tư cổ phiếu "nóng". 64 mã cổ phiếu trên HOSE và 19 cổ phiếu trên HNX bị bán sàn. VnIndex chốt phiên giảm 8,16 điểm tương ứng 0,56% về 1.444,30 và HNX-Index giảm 8,40 điểm tương ứng 1,98%. Riêng nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh mẽ giúp VN30-Index đi ngược thị trường chung, tăng vọt hơn 9 điểm cuối phiên lên 1.530,65 điểm.
Hàng loạt cổ phiếu bất động sản vốn hóa vừa và nhỏ bị chốt lãi mạnh và khi có biến động lớn của thị trường thì lực bán tháo đã đẩy nhiều mã giảm sàn.
Tính tổng thể ba sàn HOSE, HNX, UpCOM thì số lượng mã giảm lên đến 658 trong khi chỉ có 323 mã tăng giá.
Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng chứng kiến cảnh tượng giảm giá kịch sàn của hàng loạt mã từ đầu ngành như KBC, HDG, NLG, HBC, VGC cho đến vốn hóa nhỏ hơn như LDG, ITA, KBC, HQC, TDH, VPH, LCG, FCN,... Thậm chí, cổ phiếu bất động sản thuộc VN30 cũng có những mã giảm sâu như GVR (-6,7%), KDH (-6,3%).
Đáng chú ý trong nhóm ngành thép, HPG vẫn duy trì được giá xanh. Trong ngày giao dịch hôm nay, mã này được khối ngoại mua ròng hơn 255 tỷ đồng, cao nhất tại sàn HOSE.
Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,16 điểm (-0,56%) xuống 1.444,3 điểm; toàn sàn có 144 mã tăng, 328 mã giảm và 29 mã đứng giá. HNX-Index giảm 8,4 điểm (-1,98%) 415,71 điểm; toàn sàn có 75 mã tăng, 181 mã giảm và 35 mã đứng giá. UpCOM-Index tăng 0,05 điểm (0,05%) lên 106,98 điểm.
Nhóm ngân hàng đóng vài trò quan trọng trong việc kìm hãm đáng kể đà giảm của các chỉ số. Trong một ngày thăng hoa của cổ phiếu dòng ngân hàng, HDB đã giao dịch rất tích cực đặc biệt trong phiên chiều. Việc khối ngoại đảo chiều từ bán ròng phiên sáng sang mua ròng mạnh đã tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh đưa HDB tăng mạnh hết biên độ. Dù cuối phiên áp lực chốt lời khiến giá dời khỏi mức "trần" nhưng HDB vẫn đóng cửa tại 27.200 đồng/cp - tăng 6,25%, mạnh nhất rổ VN30. Thanh khoản đạt 12,7 triệu đơn vị gấp 5 lần bình quân các phiên trước. Mới đây, HDB đã công bố kết quả kinh doanh quý III với lợi nhuận tăng 39% so với cùng kỳ.
Thanh khoản thị trường tăng vọt so với phiên trước và vươn lên mức kỷ lục. Tổng giá trị giao dịch đạt 52.148 tỷ đồng (2,25 tỷ USD) trong đó giá trị khớp lệnh đạt 49.856 tỷ đồng - tăng 47% so với phiên trước trong đó giá trị khớp lệnh sàn HOSE tăng 52% lên 41.155 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng hơn 280 tỷ đồng.
Nhận định phiên 4/11:
CTCK Asean (Aseansc): Đà tăng của VN-Index đang tạm thời chững lại
Aseansc cho rằng đà tăng của thị trường đang tạm thời chững lại khi nhóm cổ phiếu bất động sản bắt đầu suy yếu và tạo sức ép lên chỉ số VN-Index. Sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngân hàng sau một thời gian lặng sóng là không đủ để giữ vững sắc xanh cho chỉ số. Aseansc cho rằng, việc điều chỉnh của thị trường là cần thiết để củng cố cho một xu hướng tăng bền vững hơn.
Dự báo trong phiên giao dịch 4/11, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.435 – 1.440 điểm và xa hơn là vùng kháng cự 1.425 – 1.430 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
Về mặt kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ vừa với giá đóng cửa nằm dưới đường MA3 ngày, sau khi đạt mục tiêu của mô hình ‘Rectangle pattern’, kèm thanh khoản ở mức rất cao, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy đà tăng đang tạm thời chững lại. Bên cạnh đó, việc chỉ báo RSI đang ở bên trên ngưỡng 70 điểm và đường giá của VN-Index liên tục nằm ngoài dải ‘Bollinger band’ trên cũng cho thấy thị trường đang vào vùng quá mua, và có thể điều chỉnh bất cứ lúc nào.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC): Bảo lưu quan điểm tăng trong ngắn hạn
Thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên giao dịch kế tiếp và VN-Index có thể sẽ kiểm định mức 1.420 điểm đồng thời dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể dẫn dắt đà tăng của thị trường trong phiên kế tiếp.
Áp lực bán ngắn hạn gia tăng lên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ nhưng xu hướng ngắn hạn của hai chỉ số VNMidcaps và VNSmallcaps vẫn duy trì ở mức tăng nên công ty chứng khoán đánh giá các nhịp giảm này chỉ là nhịp điều chỉnh ngắn hạn.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và cơ cấu lại danh mục, tức là có thể gia tăng tỷ trọng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và giảm dần tỷ trọng nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
CTCK KB Việt Nam (KBSV): VN-Index có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh về những vùng sâu hơn
KBSV đánh giá việc tiếp tục xuất hiện thêm 1 phiên phân phối lớn sau nhịp tăng kéo dài sẽ khiến VN-Index đối mặt với rủi ro điều chỉnh về những vùng sâu hơn. Mặc dù vậy, sau một nhịp sụt giảm từ đỉnh, VN-Index sẽ có cơ hội hồi phục trở lại tại vùng hỗ trợ gần quanh 1.420 điểm.
CTCK MB (MBS): Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán có thể được hưởng lợi
MBS nhận định đã có biến động manh ở nhóm cổ phiếu cổ phiếu vừa và nhỏ trong phiên 3/11 sau chuỗi liên tiếp lập các đỉnh cao mới. Đáng chú ý là thanh khoản lập kỷ lục mới và dòng tiền đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trung bình 3 phiên từ 1 - 3/11, đã có hơn 1 tỷ cổ phiếu được trao tay trên sàn HOSE, điều này cho thấy dòng tiền đã có sự cơ cấu và định hướng mới, có thể dòng cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán,… sẽ được hưởng lợi sau phiên chốt lời kỷ lục 3/11.
CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): VN-Index có khả năng sẽ hồi phục trong phiên 4/11
SHS nhận định thị trường điều chỉnh trở lại với mức giảm không thực sự mạnh nhưng với thanh khoản gia tăng và lập kỷ lục mới với hơn 46,000 tỷ đồng khớp lệnh trên cả hai sàn. Điều này cho thấy một lượng chốt lời khá mạnh tại vùng giá cao hiện tại nhưng với mức giảm không mạnh thì có thể thấy là dòng tiền vẫn đang nằm trong thị trường, chỉ là sự xoay vòng của dòng tiền giữa các nhóm ngành khác nhau.
Trên góc nhìn kỹ thuật, tuy giảm điểm nhưng VN-Index vẫn giữ được vùng hỗ trợ 1.420 – 1.425 điểm nên khả năng để hồi phục trong phiên 04/11 là có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong kịch bản tiêu cực, nếu áp lực bán tiếp tục gia tăng thì thị trường có thể lùi về vùng hỗ trợ 1.420 – 1.425 điểm để tìm kiếm lực cầu.
Dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 4/11, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại với ngưỡng kháng cự tâm lý 1.450 điểm. Nhà đầu tư đã mua vào khi thị trường vượt vùng đỉnh cũ 1.420 – 1.425 điểm có thể tiếp tục mua thêm nếu thị trường có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ kể trên.
Nhận định chứng khoán ngày 3/11: Chốt lời hàng bắt đáy hay mua thêm?
Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 3/11: Cổ phiếu ngân hàng TCB, VBP được gom nhiều