1.200 người bỏ mạng để xây dựng đường cao tốc cao nhất thế giới: Mất 20 năm mới hoàn thành, được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của nhân loại

14-03-2024 20:14|Quỳnh Vân

Đường cao tốc Karakoram, còn được gọi là KKH, là tuyến đường dài 1.300km nối Tân Cương (Trung Quốc) với thủ đô Islamabad của Pakistan.

Đường cao tốc Karakoram được Chính phủ Trung Quốc và Pakistan hợp tác xây dựng vào những năm 1960 và 1970 nhằm kết nối 2 quốc gia và cung cấp một tuyến đường thương mại giữa Trung Quốc và Trung Đông.

Việc xây dựng tuyến đường này phải trải qua muôn vàn khó khăn nguy hiểm, vì địa hình núi tuyết hiểm trở và điều kiện khí hậu cực kỳ khắc nghiệt.

Khoảng 1000 công nhân Pakistan và 200 công nhân Trung Quốc đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng, chủ yếu là do đá lở và ngã xuống vực sâu.

1.200 người bỏ mạng để xây dựng đường cao tốc cao nhất thế giới: Mất 20 năm mới hoàn thành, được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của nhân loại
Đây là cửa khẩu biên giới cao nhất thế giới nằm ở độ cao hơn 4.800m tại Đèo Khunjerab, Pakistan. Ảnh: CultureRoad

Cuối cùng, sau gần 2 thập kỷ, con đường được hoàn thành vào năm 1979 và mở cửa cho công chúng vào năm 1985.

Đường cao tốc dài 1.300km nối các tỉnh Punjab, Khyber Pakhtunkhwa và Gilgit-Baltistan Pakistan với khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.

Không chỉ là tuyến đường trải nhựa cao nhất thế giới mà Karakoram còn được mệnh danh là “kỳ quan thứ 8” của nhân loại.

1.200 người bỏ mạng để xây dựng đường cao tốc cao nhất thế giới: Mất 20 năm mới hoàn thành, được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của nhân loại
Con đường cao tốc này là một trong những dự án kỹ thuật táo bạo nhất mà con người từng nỗ lực thực hiện. Ảnh: CultureRoad

Sở dĩ tuyến đường trở thành một huyền thoại là vì nó nằm ở độ cao 4.600m so với mực nước biển và chạy dọc theo dãy núi Karakoram hùng vĩ, hiểm trở, rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai như lũ quét, sạt lở.

Ngoài ra, Karakoram còn được nhiều khách du lịch khen ngợi là một trong những tuyến đường đẹp nhất trên thế giới. Con đường đi qua 3 dãy núi vĩ đại nhất trên trái đất là dãy Hy Mã Lạp Sơn, Karakoram và Kush Hindu, cùng một số cảnh quan ngoạn mục khác như thung lũng sâu và những hồ nước lấp lánh.

Đường cao tốc cũng là nơi sinh sống của hệ động thực vật đa dạng, bao gồm cả loài báo tuyết và cừu Marco Polo. Du khách trên KKH có thể trải nghiệm văn hóa độc đáo và lòng hiếu khách của người dân sống trong vùng.

1.200 người bỏ mạng để xây dựng đường cao tốc cao nhất thế giới: Mất 20 năm mới hoàn thành, được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của nhân loại
Karakoram là nơi mà mỗi người nên trải nghiệm một lần trong đời. Ảnh: CultureRoad

Công trình đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực lẫn giao thương kinh tế, kết nối các cộng đồng bị cô lập và cung cấp khả năng tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Không chỉ là một kiệt tác kiến ​​trúc và thiên nhiên, nó là một biểu tượng kết nối giữa Trung Quốc và Pakistan, cửa ngõ dẫn đến Trung Đông.

>> Kỳ lạ đường cao tốc nguy hiểm nhất Trung Quốc: Chuyên 'nuốt' ô tô, hàng trăm ngời ngậm ngùi bỏ cả xe sang, 'biếu tiền' cũng không ai dám lấy

Huy động AI và công nghệ tối tân để vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất hành tinh, láng giềng Việt Nam gây 'choáng' với độ chính xác kỷ lục

Huy động trai tráng tự tay đào đường hầm nguy hiểm nhất thế giới bằng đục và búa, ngôi làng đổi vận sau 600 năm bị cô lập

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/1200-nguoi-bo-mang-de-xay-dung-duong-cao-toc-cao-nhat-the-gioi-mat-20-nam-moi-hoan-thanh-duoc-menh-danh-la-ky-quan-thu-8-cua-nhan-loai-226373.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    1.200 người bỏ mạng để xây dựng đường cao tốc cao nhất thế giới: Mất 20 năm mới hoàn thành, được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của nhân loại
    POWERED BY ONECMS & INTECH