1/3 số trái phiếu đáo hạn trong tháng 11 có nguy cơ chậm trả nợ gốc
Trong 12 tháng tới, khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở sẽ đáo hạn và dự kiến gần 30.000 tỷ đồng số trái phiếu trên sẽ đối mặt với nguy cơ chậm trả nợ gốc.
Báo cáo thị trường trái phiếu tháng 10 của VIS Rating cho thấy, trong tháng 10, không có trái phiếu chậm trả phát sinh mới nào được ghi nhận. 10 tháng đầu năm 2024, tổng giá trái phiếu chậm trả phát sinh mới là 16.600 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước là 137.600 tỷ đồng.
Tỷ lệ chậm trả lũy kế vào cuối tháng 10/2024 ổn định ở mức 14,9%. Nhóm năng lượng có tỷ lệ chậm trả lũy kế cao nhất ở mức 45%, trong khi nhóm bất động sản nhà ở chiếm 60% tổng lượng trái phiếu chậm trả.
Đáng chú ý, trong tháng 10/2024, 13 tổ chức phát hành chậm trả thuộc các lĩnh vực bất động sản nhà ở, năng lượng và du lịch, nghỉ dưỡng đã hoàn trả tổng cộng 269 tỷ đồng tiền gốc cho các trái chủ.
Trong đó, 50% tổng dư nợ được hoàn trả trong tháng đến từ CTCP Phong Điện Yang Trung. Công ty thuộc nhóm ngành năng lượng này đã chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2022 và 2023.
Bước sang tháng 11, trong số 42 trái phiếu đáo hạn, VIS Rating đánh giá rằng có 14 trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc. Hầu hết những trái phiếu này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó.
Danh sách trái phiếu đáo hạn trong tháng 11/2024 |
33,3% số trái phiếu đáo hạn tháng 11/2024 có nguy cơ chậm trả gốc, cao hơn so với tỷ lệ 10,5% trái phiếu chậm trả nợ gốc trong 10 tháng đầu năm 2024. Trong đó, nhóm bất động sản nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất (14/42 mã).
Hơn 33% số trái phiếu đáo hạn trong tháng 11/2024 đến từ nhóm bất động sản nhà ở |
“Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở, chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong số này, chúng tôi ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc”, VIS Rating cho biết.
>> Áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản 2 tháng cuối năm: 26.255 tỷ đồng cần được giải quyết
Công ty liên quan phó tướng VNDirect muốn huy động 600 tỷ từ trái phiếu '4 không'
Gánh khoản nợ vay hơn 3.000 tỷ đồng, FECON (FCN) tiếp tục huy động thêm 120 tỷ đồng trái phiếu