22 ngân hàng hạ lãi suất tiết kiệm, chỉ còn 3 ngân hàng giữ mốc 6%
22 ngân hàng đã hạ lãi suất tiết kiệm, chỉ còn 3 ngân hàng giữ mốc 6% cho kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng.
Việt Nam hiện có 37 ngân hàng, chia làm 3 khối. Khối ngân hàng chính sách có 2 ngân hàng; Khối Ngân hàng Thương mại do Nhà nước làm chủ, sở hữu có 4 ngân hàng và Khối Ngân hàng TMCP do Ngân hàng Nhà nước quản lý vận hành có 31 ngân hàng; không tính các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện, và ngân hàng liên doanh.
Trong 37 ngân hàng nội địa, từ đầu tháng 10 đến nay đã có 22 ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm; tất cả đều thuộc khối 31 ngân hàng thương mại cổ phần do Ngân hàng Nhà nước quản lý vận hành bao gồm: PVcomBank, VIB, Sacombank, Sacombank, VietBank, VPBank, SHB, BIDV, VietinBank, HDBank, BaoVietBank, Techcombank, SeABank, VietABank, PG Bank, DongABank, Vietcombank, LPBank, Nam A Bank, CBBank, Bac A Bank, ACB.
Cho đến nay, chỉ còn 3 ngân hàng giữ mốc lãi suất tiết kiệm 6%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng bao gồm:
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân Quốc Dân - NCB, với 6,3% cho kỳ hạn 6 tháng và 6,35% cho kỳ hạn 9 tháng.
- Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank, với mức lãi suất tiết kiệm 6,1% cho cả kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng.
- Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CBBank, với lãi suất tiết kiệm 6% cho kỳ hạn 6 tháng và 6,1% cho kỳ hạn 9 tháng.
Lãi suất tiết kiệm của 3 ngân hàng này cũng nằm trong top đầu ở các kỳ hạn dài hơn. Ở kỳ hạn 12 tháng và 18 tháng NCB có cùng mức lãi suất tiết kiệm 6,4%/năm. PVcomBank có mức lãi suất chênh lệch đáng kể, 6,2% kỳ hạn 12 tháng và 6,5% kỳ hạn 18 tháng. CBBank đưa ra mức lãi suất tịnh tiến 6,3% kỳ hạn 12 tháng và 6,4% kỳ hạn 18 tháng.
Bộ Nội vụ đề xuất người tài năng được vay tiền mua nhà ở trả góp
SeABank (SSB) ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
Lãnh đạo ngân hàng nêu lý do khó giảm lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội