3 loại nước khiến đường huyết tăng nhanh hơn cả đồ ngọt, người Việt cực ưa thích dịp lễ Tết
Người tiểu đường uống nước rất tốt nhưng không phải thức uống nào cũng phù hợp.
Dịp cuối năm, nhiều người thường có quan điểm ăn uống vui chơi “xả láng” mà quên mất việc phải chăm chút sức khỏe cho bản thân. Từ đó nạp vào cơ thể những thực phẩm không lành mạnh, khiến sức khỏe lâm nguy. Đặc biệt trong dịp Tết, hầu hết gia đình nào cũng tiêu thụ 3 loại nước dưới đây mà không biết rằng chúng có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, bệnh tiểu đường có thể kéo đến bất cứ lúc nào.
3 loại nước dễ tăng đường huyết được yêu thích dịp Tết
Nước trái cây đóng hộp
Nhiều người cho rằng các chất dinh dưỡng trong trái cây sẽ được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn khi ép thành nước. Do đó khi đến các cửa hàng tiện lợi, mọi người thường mua nước ép trái cây về uống.
Tuy nhiên những chai nước ép nho, nước cam, nước chanh, nước dưa hấu đóng chai thường được bổ sung chất tạo ngọt để gia tăng hương vị. Việc lạm dụng nước hoa quả có thể gây tích tụ quá nhiều glucose và fructose, không có lợi cho việc ổn định đường huyết trong cơ thể.
Để ổn định lượng đường trong máu của mình, bệnh nhân tiểu đường nên chọn sinh tố rau để bổ sung chất xơ và chất dinh dưỡng thay vì chọn nước ép hoa quả.
Đồ uống có ga
Nhiều người thích uống đồ uống có ga, nếu bị tiểu đường, tốt nhất bạn không nên đụng đến những loại đồ uống này, vì chúng chứa nhiều carbohydrate và calo. Chỉ cần uống một lon nhỏ cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Ngoài ra, đồ uống có ga còn chứa nhiều chất phụ gia, uống quá nhiều dễ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, vì vậy ngay cả người bình thường cũng nên ít uống nước có ga.
>> Những công dụng bất ngờ của vỏ chuối trong đời sống mà ít người biết
Đồ uống có cồn
Một số người chỉ thích uống rượu và thường uống 3 bữa một ngày. Dù còn trẻ hay có sức khỏe tốt, việc uống rượu bia sẽ ảnh hưởng cho cơ thể nếu bạn uống quá nhiều.
Tuy nhiên, nếu vừa mắc bệnh tiểu đường vừa uống rượu bia thì tác hại cho cơ thể sẽ rất lớn. Vì bản thân rượu bia ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường, hơn nữa rượu bia là thức uống có hàm lượng calo cao nên người uống nhiều trong thời gian dài sẽ dễ làm tăng lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường nếu thiếu glycogen gan sẽ sinh ra đường, dễ bị hạ đường huyết. Người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu thấp cũng rất nguy hiểm.
>> Chẳng cần phải bỏ bữa, đây chính là giờ ăn sáng giúp giảm cân, đốt mỡ thừa hiệu quả nhất
Vậy người tiểu đường nên tiêu thụ thức uống nào?
Nước lọc
Nước lọc không calo, tốt cho việc đào thải độc tố tích tụ trong máu hiệu quả hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, giúp thúc đẩy khả năng tiết insulin của tuyến tụy. Tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý không nên uống nước quá sát giờ đi ngủ. Nên uống trước khi ngủ ít nhất 30 phút.
Nước ép mướp đắng
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Journal Ethnopharmacolgy, cho thấy việc uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.
Trà đen
Lượng polysaccharide và polyphenol trà đen dồi dào hơn, có hiệu quả trong việc ổn định hàm lượng đường trong máu. Hơn nữa, hoạt chất amylase trong trà còn có tác dụng ức chế các loại thực phẩm giàu tinh bột như bột, gạo mà chúng ta thường ăn; ngăn không cho chúng nhanh chóng bị phân hủy thành đường và đi vào máu. Đồng thời, trà đen cũng có thể làm mềm các mạch máu và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
>> 3 thực phẩm làm tích tụ huyết khối, người Việt không biết vẫn ăn nhiều
Lá đinh lăng chiên trứng có tốt như nấu nước uống?
Thu mỗi học sinh 20 nghìn/tháng tiền nước uống, trường thừa gần 200 triệu