Xã hội

3 trường hợp công chức, viên chức được hưởng ‘biên chế suốt đời’

Khả Vy 25/08/2024 12:43

Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 đã bỏ quy định về biên chế không thời hạn, nhưng vẫn có 3 trường hợp đặc biệt được hưởng "biên chế suốt đời".

"Biên chế suốt đời" là cách gọi dân dã dùng để chỉ những vị trí công việc trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, nơi người lao động có hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và được hưởng các chế độ lương, phụ cấp theo quy định.

Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019, từ ngày 1/7/2020, các viên chức mới tuyển dụng sẽ phải ký hợp đồng có thời hạn. Ảnh minh hoạ

Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019, từ ngày 1/7/2020, các viên chức mới tuyển dụng sẽ phải ký hợp đồng có thời hạn. Ảnh minh hoạ

Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019, từ ngày 1/7/2020, các viên chức mới tuyển dụng sẽ phải ký hợp đồng có thời hạn. Điều này có nghĩa là, từ ngày 1/7/2020 trở đi, những người mới được tuyển dụng sẽ không còn được cấp biên chế suốt đời mà sẽ phải làm việc theo hợp đồng có thời hạn.

Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019, vẫn có một số trường hợp được hưởng biên chế suốt đời. Ảnh minh hoạ

Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019, vẫn có một số trường hợp được hưởng biên chế suốt đời. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019, vẫn có một số trường hợp được hưởng biên chế suốt đời. Cụ thể, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (biên chế suốt đời) sẽ được áp dụng đối với 3 trường hợp sau:

Thứ nhất, viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;

Thứ hai, cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức;

Thứ ba, người được tuyển dụng làm viên chức ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

"Biên chế suốt đời" cho công chức chỉ thuộc 3 trường hợp. Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, Điều 26 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định nội dung của hợp đồng làm việc gồm: Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng. Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;

Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc; Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);

Nội dung của hợp đồng làm việc còn gồm thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; Chế độ tập sự (nếu có); Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Hiệu lực của hợp đồng làm việc;

Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

>> Xóa bỏ cào bằng trong tính định mức biên chế giáo viên

Lương công chức, viên chức sẽ tiếp tục tăng sau năm 2026?

'Cơ hội vàng' cho hàng triệu người mơ ước được trở thành công chức Kiểm toán Nhà nước, hưởng lương ngân sách

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/3-truong-hop-cong-chuc-vien-chuc-duoc-huong-bien-che-suot-doi-d131378.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    3 trường hợp công chức, viên chức được hưởng ‘biên chế suốt đời’
    POWERED BY ONECMS & INTECH