Sống

5 kiểu ngủ khiến đường huyết tăng vọt: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tử thần "gõ cửa"

Quỳnh Lâm 02/10/2023 22:56

Không chỉ ăn uống, thói quen ngủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết đến sức khỏe. Chất lượng giấc ngủ kém và thời gian ngủ bị rối loạn trong thời gian dài có thể khiến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, đẩy nhanh quá trình lão hóa, rối loạn nội tiết.

Không chỉ vậy, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu và khảo sát đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường - một căn bệnh chuyển hóa cũng liên quan mật thiết đến giấc ngủ của người bệnh. Theo đó, thói quen ngủ không tốt có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.

Dưới đây là những thói quen ngủ như thế, nếu bạn đang phạm phải thì phải nhanh chóng thay đổi kẻo không sớm thì muộn, bệnh tiểu đường cũng sẽ gõ cửa nhà bạn.

Thức khuya

Empty

Vào ban đêm, lượng cortisol và lượng đường trong máu tiết ra thấp nhất trước khi cơ thể bước vào trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn thức khuya, cơ thể không được nghỉ ngơi khi đến giờ ngủ, đồng nghĩa với việc bạn phải sử dụng thêm calo và năng lượng để chống chọi với việc thức khuya, nên cortisol sẽ lại được tiết ra, từ đó lại làm tăng lượng đường trong máu.

Vì vậy, cố gắng đi ngủ trước 11 giờ tối, tốt nhất là trạng thái ngủ sâu. Nếu ban đầu bạn khó đi vào giấc ngủ, hãy để bản thân nằm yên trên giường, nhắm mắt, không xem điện thoại hay làm gì khác, chỉ cần thả lỏng cơ thể bạn. Hãy điều chỉnh đồng hồ sinh học của bạn từ từ để bạn có thể đi vào giấc ngủ sớm hơn.

Ngủ trưa quá lâu

Năm 2016, kết quả của một nghiên cứu được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tật Châu Âu đã so sánh những người ngủ trưa hơn một giờ trong ngày với những người không ngủ trưa hoặc hoàn toàn không ngủ. Kết quả là những người ngủ trưa lâu hơn 1 giờ có xác suất mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 45% so với những người còn lại.

Mặc dù nhóm nghiên cứu cho biết, giấc ngủ ngắn thực ra không có khả năng gây ra bệnh tiểu đường nhưng nó lại là một cảnh báo sức khỏe tiềm tàng, vì nó thể hiện sự trao đổi chất kém - con người sẽ rất mệt mỏi và cần phải ngủ một giấc dài như vậy. Điều này có nghĩa là cơ thể không có khả năng chuyển đổi glucose, vì vậy chúng ta không thể có được năng lượng.

Và việc ngủ trưa quá lâu thường đồng nghĩa với việc chất lượng giấc ngủ ban đêm không tốt, giấc ngủ kém chất lượng sẽ gây rối loạn nội tiết tố, gián tiếp dẫn đến sản sinh ra bệnh tiểu đường.

Ngủ quá ít

Theo số liệu của Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, nếu bạn ở trong trạng thái "ngủ không đủ giấc", cortisol sẽ tiết ra nhiều hơn và insulin cũng sẽ tiết ra ít hơn. Và tác động này đặc biệt rõ ràng ở những người chỉ ngủ 4-6 giờ mỗi đêm hoặc những người thường không có "giấc ngủ sâu".

Giấc ngủ sẽ sửa chữa độ nhạy insulin và đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Điều đó có nghĩa là thiếu ngủ sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, vì vậy nó không chỉ làm tăng cảm giác thèm ăn mà còn khiến người ta thèm ăn đường và carbohydrate, kết quả dẫn đến tăng lượng đường.

Nếu tình trạng ngủ quá ít diễn ra trong thời gian ngắn và chỉ kéo dài trong vài ngày, thì sau khi tình trạng ngủ quá ít chấm dứt, chỉ cần ngủ từ 9 đến 10 tiếng trong 2 đêm là có thể tái sửa chữa độ nhạy của insulin.

Nhưng nếu tình trạng ngủ ít diễn ra liên tục trong thời gian dài thì có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác của cơ thể. Tốt nhất bạn nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm không bị gián đoạn.

Ngủ quá lâu

Empty

Ngủ quá lâu là vấn đề mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay mắc phải, đặc biệt là vào những kỳ nghỉ lễ. Việc cho phép bản thân ngủ nhiều hơn để bù lại những ngày phải làm việc vất vả sẽ khiến thời gian ngủ kéo dài, lượng đường trong máu dao động.

Tương tự như huyết áp, chỉ số đường huyết cũng có sự thay đổi liên tục trong ngày. Theo lâm sàng, 4 giờ đến 9 giờ sáng là giai đoạn đường huyết dễ tăng cao (được gọi là hiệu ứng bình minh).

Nếu bạn ngủ quá lâu và không có thời gian để ăn sáng sẽ tác động đến sự biến đổi đường huyết trong ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nhịn ăn cho đến buổi trưa gây ra đột biến lượng đường trong máu lớn, điều này làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Thông thường ở người khỏe mạnh, insulin có thể xử lý sự đột biến bằng cách cho các tế bào cơ, mỡ và gan hấp thụ glucose từ máu, giúp mức độ đường trong máu của bạn ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn bị kháng insulin, lượng đường trong máu cao và thói quen ngủ quá lâu có thể là tác nhân đẩy nhanh sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Bật đèn khi đi ngủ

Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy nếu bạn bật đèn khi ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong thời gian dài đối với 20 người ở độ tuổi 18-40. Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc ngủ trong điều kiện có nhiều ánh sáng lâu dài thì mức độ kháng insulin sẽ tăng lên đáng kể và khả năng đáp ứng của các tế bào đối với hormone insulin của con người giảm xuống.

Các chuyên gia cho rằng điều này có liên quan đến việc tiết melatonin bất thường. Tốt nhất bạn nên bịt mắt hoặc tắt đèn khi ngủ để tránh ánh sáng ảnh hưởng tới đường huyết và giấc ngủ của bạn.

Tóm lại, một thói quen ngủ tốt là cơ sở cho sức khỏe. Do đó, mọi người cần phải duy trì thói quen ngủ tốt. Tốt nhất là nên ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ 6-8 tiếng mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Loại quả "quý" bán đầy ở chợ Việt, sang Dubai được ví ‘hạt ngọc sa mạc’, giúp hạ đường huyết rất tốt

Quốc lộ hơn 2.300km dài nhất Việt Nam: Tuyến đường huyết mạch quan trọng nhất cả nước, đi qua 31 tỉnh thành và chiếm khoảng 9% tổng chiều dài đường quốc lộ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/5-kieu-ngu-khien-duong-huyet-tang-vot-dieu-chinh-sinh-hoat-ngay-keo-tu-than-go-cua-d109326.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
5 kiểu ngủ khiến đường huyết tăng vọt: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tử thần "gõ cửa"
POWERED BY ONECMS & INTECH