5 loại cá bẩn nhất, nhưng lại là loại được nhiều người đi chợ chọn mua, đặc biệt một loại rất được ưa chuộng gọi là "sâm nước"
Đi chợ tốt nhất không nên mua 5 loại cá dưới đây, bởi chúng không chỉ kém dinh dưỡng mà thậm chí còn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm đối với sức khỏe. Chúng ta không chỉ cần ăn ngon, ăn no mà còn cần tiêu thụ các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng. Tương tự, cá là thực phẩm lành mạnh nhưng không phải loại cá nào cũng tốt. Có một số loại cá chứa nhiều vi khuẩn hoặc đã qua xử lý biến chất, nếu vô tình ăn phải sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là 5 loại cá dù giá rẻ đến mấy bạn cũng tuyệt đối không nên mua bởi chúng không những không có giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Lươn
Lươn là món quen thuộc, bổ dưỡng với mọi người hay được người tiêu dùng ví như “sâm nước”. Thịt lươn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, bồi bổ trí não, thích hợp cho người trung niên, người già và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, lươn sinh trưởng trong môi trường nóng ẩm và dễ bị ô nhiễm bởi các hạt lơ lửng. Ngoài ra, lươn còn mang một loại ký sinh trùng có tên là tuyến trùng Gnatostome, có thể lây truyền qua đường ăn uống và lây truyền từ mẹ sang con. Nếu nội tạng không được vệ sinh sạch sẽ, những ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vì vậy, khi mua lượn về, bạn hãy nhớ làm sạch nội tạng thật kỹ.
Cá bụng phình to
Nếu bạn thấy cá không còn cử động và phần bụng bị phình lên rất to thì nhiều khả năng cá đã chết từ lâu, nội tạng bên trong hư hỏng nên tạo thành khí, khiến bụng cá phình lên. Loại cá này thịt bở, mùi tanh nồng, nhiều vi khuẩn, nếu mua về ăn khả năng gây hại cho cơ thể và hệ tiêu hóa là rất cao.
Cá da trơn (cá trê)
Là loài cá có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi, hiện nay loại cá da trơn phổ biến trên thị trường là loại cá da trơn bản địa của nước ta, kích thước vừa phải, thịt có vị như tan trong miệng, được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, loại cá này có khả năng thích ứng môi trường tốt, kháng bệnh mạnh, thuộc quần thể ăn xác thối, thói quen ăn uống có thể gọi là dị thường. Chúng có thể tồn tại ở những nơi như cống rãnh hôi thối hoặc hố phân, và hầu như không có thức ăn nào không ăn được.
Cá bị tróc vảy, vảy xỉn màu
Cá còn tươi thì có vảy óng ánh và bám rất chắc, ngược lại nếu cá sắp chết hoặc đã chết lâu thì phần vảy sẽ dễ dàng bong ra. Loại cá này không chỉ kém tươi ngon mà còn có thể chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Ngoài ra nếu vảy hoặc da cá chuyển sang màu đục hoặc có những mảng bị biến đổi màu chứng tỏ cá đã bắt đầu ươn.
Cá dọn bể
Mặc dù bản thân cá dọn bể không có độc nhưng thực sự không nên ăn chúng, bởi cá dọn bể đúng như tên gọi của nó, nó thực sự ăn mọi thứ, kể cả rác thải ở dưới nước. Nó không chỉ ăn trứng cá mà còn ăn phân của những con cá khác, nên thả một con vào bể cá để lọc nước.
Các chất độc hại do cá dọn bể ăn vào sẽ tích tụ và ở lại trong cơ thể, khiến khoang bụng chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng. Hơn nữa, hàm lượng kim loại nặng như chì, thủy ngân trong cá cao hơn nhiều so với các loại cá khác, nếu ăn thường xuyên dễ gây đau đầu, hại gan thận. Ngoài ra, ký sinh trùng nếu không được xử lý sạch sẽ sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và gây tổn thương hệ thần kinh, thậm chí dẫn đến tử vong. Cá cá dọn bể có khả năng sống sót rất mạnh mẽ, có thể tồn tại trong một thời gian dài ngay cả ở những nơi không có nước.
Trên đây là những loại cá rất dễ chứa kim loại nặng và nhiễm ký sinh trùng, vì thế nên hạn chế tiêu thụ.
>> Bác sĩ CẢNH BÁO: Những loại thực phẩm này đói mấy cũng không nên ăn
Loại cá này chứa kim loại nặng, có thể gây bệnh nhưng là món phổ biến trên mâm cơm người Việt Nam
5 loại cá cực ngon nhưng chứa chất kịch độc gây tử vong, có loại người Việt mua ăn rất nhiều