5 loại cá cực ngon nhưng chứa chất kịch độc gây tử vong, có loại người Việt mua ăn rất nhiều
Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do ăn phải nọc độc trong những loại cá này.
Cá là món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số loài cá mang nhiều độc tố gây ngộ độc cho người ăn thậm chí có thể tử vong. Người tiêu dùng cần biết cách phân biệt để phòng tránh, tuyệt đối không được ăn.
Mật cá trắm
Cá trắm là loài cá quen thuộc với mâm cơm Việt, tuy nhiên mật cá trắm rất độc bởi có chứa alcool gây xuất huyết, tổn thương nội tạng, đặc biệt là ống thận. Cá có trọng lượng càng lớn, chất độc càng cao.
Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cảnh báo hiện nay đang có hiện tượng người dân sử dụng mật cá trắm để điều trị nhiều loại bệnh như nhức mỏi, giảm thị lực, hen, mề đay... dưới hình thức nuốt sống trực tiếp hoặc pha trộn túi mật với nước, rượu hoặc mật ong. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp bị ngộ độc và tử vong do sử dụng mật cá trắm.
Cá nóc
Cá nóc có chứa tetrodotoxin (C11H17O8N3), chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao. Đặc biệt, tetrodotoxin tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại. Loài cá này được biết đên cực ngon, tuy nhiên lại chứa chất kịch độc có thể gây tử vong nếu chế biến sai cách.
Người ăn phải cá nóc có độc tố tetrodotoxin, sau 5 phút đến 3 hoặc 4 giờ mới xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng, môi lưỡi tê, khó chịu. Tiếp theo thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu. Trường hợp nặng xuất hiện liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, trụy tim mạch và tử vong. Tỷ lệ tử vong rất cao (60%) nếu cấp cứu chậm.
Cá bống vân mây
Một trong những loại cá chứa chất kịch độc khác là cá bống vân mây. Ở nước ta, cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Theo các nhà khoa học, trong cá bống vân mây có độc tố tetrodotoxin, tương tự như độc tố của cá nóc.
Theo Cục An toàn thực phẩm những loài hải sản độc này có thể gây hại cho con người theo hai cách chính: qua đường tiêu hóa do các món ăn chế biến từ cá và hải sản và qua phản ứng tự vệ của con vật khi ta vô tình chạm vào chúng, bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc.
Cá kiếm
Cá kiếm là một loài cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao, nếu lạm dụng việc ăn cá kiếm quá nhiều sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc metyl thủy ngân. Chính vì vậy, bạn không nên ăn nhiều loại cá này kẻo dễ rước bệnh vào người, nhất là căn bệnh ung thư.
Cá mập
Cá mập cũng nằm trong danh sách những loài cá không nên ăn vì chúng không chỉ chứa một lượng lớn thủy ngân mà còn là loài cá độc khi sống dựa trên việc ăn thịt các loài cá khác để tồn tại.
Do vậy, có thể nói loài cá mập sẽ tự hấp thu vào cơ thể chúng rất nhiều độc tố từ các loài cá khác.